Cá Rồng vốn được coi là “ông hoàng” trong các loài cá cảnh, cá phong thủy. Loài cá này được quan niệm rằng mang lại may mắn, thịnh vượng. Để nuôi chúng phát triển tốt, mạnh khỏe chúng ta cần chú ý nhiều vấn đề như không gian nuôi dưỡng, thức ăn, môi trường nước. Màu sắc cá rồng còn mang những ý nghĩa khác nhau về phong thủy. Cá rồng nuôi với những loài cá cảnh khác có được không? Hãy cùng WikiAquatic.com tìm hiểu về cách nuôi cá Rồng.
Thông tin chung về cá Rồng
Trước khi tìm hiểu về cách nuôi cá rồng, hãy cùng chúng tôi tim hiểu qua về một số đặc điểm chung về cá. Cá Rồng hay còn gọi là Cá Huyết Long, có tên khoa học là Scleropages formosus. Loài các này sống trong môi trường nước ngọt. Với đặc điểm miệng của chúng cho thấy loài cá này có thể săn mồi ở mặt nước. Chúng có khả năng nhảy lên khổi mặt nước để bắt mồi. là một trong những loại cá cảnh kích thước lớn, thuộc họ Osteoglossidae được phát hiện lần đầu tiên năm 1844, ở Đông Nam Á.
1️⃣ Tên gọi khác | 🔴 Cá Huyết Long |
2️⃣ Màu sắc | 🔴 Đỏ, trắng, vàng, xanh duong… |
3️⃣ Tuổi thọ | 🔴 10-15 năm |
4️⃣ Độ khó | 🔴 Khó |
5️⃣ Loại thức ăn | 🔴 Thịt, săn mồi |
6️⃣ Nuôi thủy sinh | 🔴 Có thể nuôi thủy sinh |
7️⃣ Nhiệt độ thích hợp | 🔴 23 – 28 độ C |
8️⃣ Độ PH thích hợp | 🔴 6,0 – 7,0 |
Đặc điểm cá
Kích thước cá:
Việc chú trọng đến kích thước cá rất quan trọng. Khi nuôi chúng ở trong môi trường chật hẹp, bên trong cơ thể cá sẽ sản sinh ra hooc-mon khiến ức chế sự tăng trưởng của cơ thể. Điều đó làm cho cá của bạn nuôi sẽ nhỏ hơn kích thước thường của cá.
Nếu nuôi cá từ lúc nhỏ, thì sau 2 năm đầu cơ thể chúng đạt chiều dài lên đến 45cm. Những năm sau đó sẽ tăng thêm 3-5 cm cho đến khi đạt chiều dài trưởng thành tối đa.
Cá rồng là một trong những loài cá kích thước lớn trong các loài các cảnh. Khi trưởng thành, chúng có chiều dài trung bình từ 60cm-90cm, có thể lên đến hơn 1 mét. Trọng lượng của cá đạt khoảng 7kg-8kg.
Thân hình cá:
Đặc điểm nổi bật thân hình là thon dài, chiều ngang của thân dẹp. Thân cá to dần từ cổ đến đuôi, nhưng cán đuôi thắt hẹp lại . Phần đầu nhọn, dẹp, trán bằng. Mõm cá dài, miệng rộng, có 2 ria mềm, có 2 mấu thịt thò ra ở môi dưới nhìn giống lưỡi rắn.
Vây cá:
Ở phần ngực và bụng mọc cặp vây mềm dài, với cặp vây ở ngực to và dài hơn cặp vây ở bụng. Dải vây ở lưng mọc xa đầu về phía đuôi, giữa lưng không mọc vây. Thêm một dải vây mọc sau vị trí hậu môn về phía đuôi, trái với nhiều loài cá khác. Hai phần vây này mọc dài tạo thành dải vây, cùng với vây đuôi tạo hình dáng độc đáo, và giúp chúng có thể đẩy nước mạnh khi bơi. Khi cá bơi, những dải vây uốn lượn trong nước nhìn như những dải lụa đang bay.
Vảy cá:
Vảy cá được tạo lên bỏi màu sắc sáng bóng như ánh kim, và có xoáy lớn với hoa văn tinh xảo góp phần làm tăng giá trị của loài cá này. Vảy cá trưởng thành có kích thước khá to, lên đến 2cm và được sắp xếp đều đặn từ lưng xuống mặt bụng. Lớp vảy được ví như lớp vảy của rồng vì hình thù, độ sáng bóng, phiến rộng. Điều đó mang lại giá trị lớn và cũng là điều nổi bật của cá rồng.
Phân Loại cá Rồng
Cá rồng có nhiều loại như: 7 màu, cá đen, huyết long, thành long, kim long quá bối, kim long hồng vĩ,… Nhưng có 3 loại được nuôi dưỡng nhiều nhất.
Rồng Huyết Long:
Chúng sống chủ yếu ở thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Huyết Long có 2 dòng chính: Huyết Rồng Đỏ Ớt (Chilli Red), Huyết Rồng Đỏ Máu (Blood Red).
Đặc điểm:
Với màu đỏ nổi bật, Cá Rồng Huyết Long được nhiều người chơi cá ảnh biết đến nhất, và có giá trị cao. Đặc điểm nổi bật là thay đổi màu sắc từ khi cá nhỏ đến khi cá trưởng thành. Toàn bộ thân cá có màu đỏ, bộ vảy óng đẹp, sáng bóng, xếp to, đều nhau như những đồng xu.
Rồng Thành Long:
Chúng sống nhiều ở nước nước Đông Nam Á như: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam. Thành Long có 4 loại chính: thường, borneo, nami, và chỉ vàng.
Đặc điểm:
Cá Rồng Thành Long có kích thước tối đa được 60cm, lưng màu xanh sậm, thân màu phớt xanh. Ở cá thể trưởng thành, vùng mắt có màu xanh ngọc.
Rồng Kim Long Quá Bối:
Chiều dài cá thường ngắn hơn những loại cá rồng khác, sau khi trưởng thành chỉ đạt khoảng 15cm. Chúng chuyển đổi màu sắc từ màu bạc sáng khi dưới 1 tuổi sang màu vàng khi trên 1 tuổi.
Ý nghĩa Phong Thủy
Phong thủy là một trong những yếu tố tác động đến vận mệnh con người. Bể cá cảnh góp phần vai trò giúp một ngôi nhà có phong thủy tốt hơn. Theo dân gian xưa, Cá Rồng biểu tượng cho sự giàu sang, quyền lực và thịnh vượng.
Còn theo người Trung Quốc, cá rồng là thần rồng hóa thành. Không chỉ mang lại bình an, phú quý cho gia chủ, cá rồng còn giúp trừ tà, trừ mà.
Màu sắc của cá cũng thể hiện những yếu tố khác nhau. Tùy thuộc vào mệnh của người nuôi để chọn màu cá cho phù hợp. Cá rồng màu vang mang mệnh thổ; màu xanh mang mệnh mộc; đỏ , hồng, vàng, tím mang mệnh hỏa; nâu mệnh thổ; vàng ánh kim mạng mênh kim.
Với màu sắc ánh kim như một món đồ kim loại quý, mang dương khí mạnh. Nước mang âm khí, cá Rồng sống trong nước thể hiện sự cân bằng âm dương. Nó giúp người nuôi đạt sự cân bằng trong cuộc sống.
Cách nuôi Cá Rồng sao cho khỏe
Môi trường nuôi:
Vì đặc điểm kích thước lớn nên bể cá thường to. Chiều dài khoảng 1 m trở lên, chiều rộng lớn hơn 60 cm và chiều cao từ 60 cm trở lên. Cá Rồng có thể nhảy khỏi mặt nước, vì thế bể phải có nắp đậy.
Có thể nuôi nhiều loại cá rồng với nhau nhưng với điều kiện kích thước tương đương. Nguồn nước phải được lọc tốt, tính axit nhẹ, nhiệt độ từ 24-30 độ C.
Thức ăn:
Chúng có tập tính săn mồi nên có thể cho cá mồi để chúng tự săn. Cá rồng còn ăn côn trùng như dế, giun, gián, rết, và sâu gạo, hay thậm chí là chim khi ở môi trường tự nhiên.
Các loại bệnh:
Bệnh xoăn mang:
Nếu nước không được giữ sạch, không được lọc thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn trong nước kí sinh trong mang cá khiến viêm và mang phình lên.
Bệnh xù vẩy:
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông do sự thay đổi đột ngột của môi trường, do nấm, nước nghèo oxy.
Bệnh xụp mắt:
Bệnh này phổ biến ở các loại các cảnh. Nguyên nhân chủ yếu do nước có lượng lớn amoniac, nitrat quá nhiều. Vi khuẩn bám vào tròng mắt gây ra viêm.
Bệnh đốm trắng:
Trên vây cá, đuôi, thân xuất hiện những đóm trắng như nấm. Nếu cá hay bơi lội giật mình, chà thân vào thành bể, bỏ ăn, nước bể đục, mùi tanh nồng,…thì khả năng cao cá đã nhiễm bệnh.
Cách chọn cá:
Với vẻ bề ngoài khá to, màu sắc rạng rỡ, cùng với độ hiếm, khó lai tạo. Giá thành của cá rồng không hề rẻ so với các loại các cảnh khác. Nhưng cũng như những loại cá cảnh khác, giá cá phụ thuộc vào những yếu tố như ngoại hình, giống loài, màu sắc,…
Cá Rồng Huyết Long: Cá thể con khoảng 12 đến 14 triệu, cá thể trưởng thành khoảng 15 đến 20 triệu đồng.
Cá Rồng Thành Long: Giá bán giao động từ 800 đến 1,5 triệu đồng. Mức giá vừa với túi tiền của người dân Việt vì thế chúng được ưa chuộng hơn các các Rồng khác.
Cá Rồng Kim Long Quá Bối: cá thể con rơi vào 4 đến 5 triệu đồng 1 con, cá trưởng thành có giá từ 12 đến 20 triệu đồng.
Lời kết
Các bạn đã có thêm kiến thức về cách nuôi cá Rồng, về đặc điểm, giống loài, cách chăm sóc, một số bệnh phổ biến. Chúng tôi mong rằng bài viết đã góp phần giúp bạn chọn được loại cá cảnh cho ngôi nhà của mình. Chúng tôi còn nhiều bài viết liên quán đến các loài cá cảnh khác mà có thể là gợi ý thêm cho bạn. Bạn hãy ghé thăm để tìm hiểu thêm tại Wikiaquatic.com. Nếu có thắc mắc, câu hỏi gì xin hãy để lại comments để chúng tôi tư vấn và giải đáp nhé.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi thường gặp liên quan đến cách nuôi cá rồng
Chúng có kích thước lớn trong các loài cá cảnh. Tuy vậy vẫn có thể nuôi chúng trong bể thủy sinh, bể tối thiểu có sức chứa 600 lít, còn bể lý tưởng khoẳng 1500-2000 lít nước.
Với đặc tính săn mồi thì không nên nuôi cá rồng với những loài cá nhỏ, vì nếu không được cho ăn đầy đủ sẽ nguy hiểm cho những con cá con.
Cá Rồng có khá nhiều chủng loại như: Huyết Long, Kim Long, Thành Long, Rồng Đen,…