Cá bảy màu (cá 7 màu) được xem là loài cá cảnh đẹp, dễ nuôi và phổ biến nhất trên thế giới được dân chơi ở mọi lứa tuổi yêu thích và đặc biệt cũng là cá cảnh dễ nuôi không cần oxy những vẫn đẻ nhiều, lên màu đẹp.
1️⃣ Tên gọi khác | 🔴 Guppy, cá công, cá mây chiều |
2️⃣ Màu sắc | 🔴 Xanh dương, đỏ đậm, đỏ đốm, ánh tím, màu Koi… |
3️⃣ Tuổi thọ | 🔴 Từ 1,5 – 3 năm nếu được nuôi trong môi trường thuận lợi |
4️⃣ Độ khó | 🔴 Dễ nuôi |
5️⃣ Loại thức ăn | 🔴 Ăn tạp |
6️⃣ Nuôi thủy sinh | 🔴 Nuôi được trong môi trường thủy sinh |
Nhưng trước khi có ý định nuôi cá bảy màu dù rằng bạn nuôi cá trong thùng xốp, thùng nhựa nuôi cá, bể thủy tinh hay xi măng. Hãy cùng Wikiaquatic tìm hiểu 1 số thông tin về loài cá này và cách nuôi cá bảy màu ít chị chết để có thêm kinh nghiệm.
Nguồn gốc cá Bảy màu
Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó.
Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi “guppy” vẫn được sử dụng.
Cá bảy màu là cái tên được người Việt mình gọi dân dã. Một phần xuất phát từ màu sắc sặc sỡ bên ngoài. Tên tiếng Anh thật sự của dòng cá này là Guppy hay Milions fish. Một loài cá phổ biến trên toàn thế giới, cũng bởi đặc tính dễ thích ứng với môi trường xung quanh, và thức ăn của chúng cũng đơn giản.
Cá bảy màu ở Việt Nam chủ yếu có hai loại là cá bảy màu đuôi da rắn và cá bảy màu thân xanh đen, đuôi xanh biếc hoặc đỏ và có điểm vạch trắng Và một số loại đặc biệt và nhập khẩu như guppy, guppy full gold… màu lên cực kỳ sang và đẹp.
Bể nuôi cá Bảy màu
Cá bảy màu là loại cá dễ nuôi chúng ta có thể nuôi trong các bể cubic để bàn kích thước lý tưởng là 30x30x30 cm hoặc 40x40x40 cm. Bạn cần một bể cá không chật chội. Ví dụ, nếu dùng bể cá cubic 30 cm, bạn chỉ nên thả khoảng 5 con cá bảy màu. Như vậy, bạn sẽ bảo dưỡng bể cá tốt hơn và giữ cho cá khỏe mạnh hơn.
Hiện nay dòng cá 7 màu hiện nay được các anh em thủy sinh nuôi khá nhiều trong các thùng xốp kết hợp trồng các cây thủy sinh. Ưu điểm của cách nuôi cá bảy màu trong thùng xốp là môi trường tự nhiên giúp cá khỏe và sinh sản tốt.
Ngoài ra chúng ta có thể tận dụng các chậu cây cảnh bằng gốm, xi măng trồng cây và nuôi cá bảy màu, phương pháp này cũng rất tốt và nhiều anh em đang nuôi.
Môi trường nước nuôi cá Bảy màu
Nước máy thì có ưu điểm là đã được các nhà máy nước xử lý trước nên nhìn chung là tương đối ổn định. Tuy nhiên, anh em cần để nước ra ngoài hoặc cho sủi oxy trong khoảng 2 ngày. Mục đích của việc này là để khử bay hết clo trong nước. Như vậy, nguồn nước anh em sử dụng sẽ phù hợp với cá bảy màu hơn.
Nhiệt độ: Cá bảy màu sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ 21-29℃. Khi nhiệt độ lên tới 32℃, chúng vẫn có thể phát triển, giống cá này không yêu cầu khắt khe về môi trường. Tuy nhiên đối với cá bảy màu từ môi trường tự nhiên, người nuôi nên duy trì ở 28℃. Lý tưởng nhất là 22~24℃, độ pH 7,2~7,4.
Độ pH: Cá bảy màu thích hợp nuôi trong nước có độ pH 6,5~7,4. Độ pH của nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và màu sắc của cá. Khi nuôi cá cần chú ý thay nước định kì. Nếu để lâu không thay, tính axit trong nước sẽ tăng cao. Lúc này nếu thay nước mới, môi trường bị thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng xấu đến cá. Nhất là những giống cá nhỏ như cá bảy màu.
Độ cứng của nước: Cá bảy màu có khả năng thích nghi rất mạnh. Môi trường nước cứng hoặc mềm không ảnh hưởng quá nhiều với chúng. Người nuôi cá không phải lo lắng điều chỉnh chất lượng nước. Vì vậy giống cá này được coi là một trong những loại cá dễ nuôi nhất.
Tính axit trong nước: Có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cá bảy màu. Mặc dù loại cá này có khả năng thích ứng cao, nhưng người nuôi cần chú ý khống chế độ axit trong nước ở mức cho phép. Hiện nay, nhiều cơ sở nuôi cá bảy màu trong thùng xốp hoặc nuôi cá bảy màu trong chậu thủy tinh, có khi nuôi chung với các giống cá khác. Trong điều kiện như vậy, nếu không chủ ý cá rất dễ chết hàng loạt. Ảnh hưởng đến môi trường nước và các loài cá khác.
Thức ăn của cá Bảy màu
Loại thức ăn cho cá Bảy màu
Nguồn thức ăn tươi sống là nguồn thức ăn được cá Bảy màu Guppy yêu thích nhất. Đặc biệt là trùn chỉ. Loại thức ăn này không những đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá bảy màu phát triển mà nó còn rất rẻ.
Ngoài trùn chỉ thì artemia ấp nở cũng là một loại thức ăn rất được cá 7 màu yêu thích. Ngoài ra, cá 7 màu còn có thể ăn các loại thức ăn khô. Một trong những loại thức ăn khô được cá bảy màu yêu thích nhất chính là cám Nhật B2. Đây là loại cám có mùi hương rất thơm nên cá guppy rất thích ăn.
Bên cạnh đó, Artemia dạng bột khi trộn cùng với bột tảo sẽ mang lại nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất cho cá. Thành phần có trong hỗn hợp thức ăn này sẽ cung cấp đủ chất xơ, chất khoáng và các loại vitamin để cá phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.
Lưu ý
“Cá 7 màu ăn gì để lên màu đẹp?” là câu hỏi được rất nhiều chơi quan tâm. Những người nuôi cá chuyên nghiệp thường lựa chọn kết hợp cả bột tảo và artemia để nuôi cá bảy màu được lên màu đẹp hơn. Do vậy, bạn nên chú ý tới các vấn đề này khi nuôi cá 7 màu.
Lượng thức ăn cá Bảy màu là bao nhiêu
Cho cá ăn một lượng nhỏ thức ăn, 2-4 lần mỗi ngày. Thay vì cho ăn một lượng lớn thức ăn ngay một lúc, bạn nên rải ra cả ngày. Cố gắng thay đổi các loại thức ăn mỗi lần cho cá ăn. Ví dụ, lần này bạn có thể cho chúng ăn tôm sống, lần sau cho ăn thức ăn vụn. Cẩn thận, đừng cho cá ăn quá nhiều nó gây tồn đọng thức ăn làm ô nhiễm nước.
Nên nuôi cá Bảy màu chung với cá gì?
Cá 7 màu nên nuôi chung cá gì, nên nuôi cá 7 màu chung với những loài cá cảnh dễ bơi theo đàn trong hồ thủy sinh. Để tránh tình trang cá lớn ăn cá bé. Nên nuôi cá bảy màu chung với một số cá có kích thước tương đối bằng nhau như:
- Cá neon hoàng đế.
- Cá neon xanh.
- Cá tứ vân xanh.
- Cá hồng nhung.
- Cá tim đỏ.
- Cá tetra.
Cách nuôi cá Bảy màu sinh sản
Khi nói đến thời gian sinh sản của cá 7 màu, bạn phải xem xét đến chu kỳ sinh sản của chúng. Khi có môi trường phù hợp, cá bảy màu sinh sản mỗi tháng một lần hoặc ba tháng hai lần. Cá bảy màu đẻ con với số lượng khoảng 10 đến 100 con cá con/lần.
Tuổi sinh sản: Những con cá con, sau 3 – 5 tháng trưởng thành thì lại có khả năng sinh sản và có thể sinh sản thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian sống của cá 7 màu rất ngắn. Thường chỉ từ 2 – 3 năm.
Cá bảy màu sinh sản mọi mùa trong năm, ngay cả trong mùa đông. Tuy nhiên, sinh sản ở nhiệt độ thấp có thể dẫn đến giảm tỷ lệ sống của giống cá này.
Dấu hiệu nhận biết: Đặc điểm dễ nhận biết giai đoạn khi cá bảy màu đẻ con là bụng lớn dần. Cá bảy màu sinh sản mỗi tháng một lần, có thể canh ngày để xác định thời điểm. Nếu không muốn cá bột sinh ra bị cá trưởng thành ăn hết, người nuôi cần cách ly cá đực khoảng 1 tuần trước đó.
Cơ quan sinh sản của cá bảy màu nằm ở phía sau hậu môn. Ở giống đực dài và nhọn, ở giống cái có hình tròn. Khi cá không mang thai có hình tròn, khi sắp đẻ sẽ trở thành hình vuông.
Người nuôi cá bảy màu sinh sản có thể quan sát bụng. Khi không mang thai, phần bụng phía trước hậu môn có màu trong suốt. Nhưng sắp đến thời điểm cá bảy màu đẻ con, chỗ này sẽ chuyển thành màu đen. Giống cái có bụng khá lớn, có thể quan sát rõ ràng.
Cá bảy màu sinh sản trong giai đoạn sức ăn sẽ giảm đi nhiều, chúng ăn rất ít hoặc hầu như không ăn. Khi cho cá bảy màu sinh sản ăn người nuôi cần chú ý tăng thêm các thực phẩm có nhiều dinh dưỡng. Để giúp cá 7 màu có đủ dinh dưỡng vượt qua giai đoạn này.
Vào giai đoạn cuối mang thai, cá cái sẽ tách khỏi bầy, tìm một nơi kín đáo để sinh sản. Chúng thường đứng im một góc, rất dễ để quan sát để tách đàn.
Lưu ý khi chăm sóc cá 7 màu con: Cá con sau khi được sinh ra có thể tự sống đến 4 ngày mà không cần ăn
Nếu bạn sợ cá mới sinh bị ăn thì bạn chỉ được phép bắt cá con ra hồ khác. Cá sinh ra có sức đề kháng rất khỏe thích nghi với môi trường nước mới tốt. Cá bố mẹ không nên bắt ra môi trường nước khác rất dễ bị sốc nước và chết.
Các bệnh thường gặp ở cá Bảy màu và cách trị
Cá bảy màu tương đối khỏe mạnh, nhưng đôi khi chúng có thể bị nhiễm nấm. Bệnh này thường có biểu hiện với các đốm trắng trên mình cá, gọi là ich. Bệnh đốm trắng có thể dễ dàng điều trị bằng một số loại thuốc mà bạn có thể mua ở cửa hàng bán đồ thú cưng.
Ngoài ra chúng thường mắc một số bệnh sau:
Bỏ ăn: Cho ăn quá nhiều là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cá bảy màu bỏ ăn. Cá cho ăn no và không thể thêm ăn được nữa. Tốt nhất hãy cho cá ăn với 1 lượng vừa phải, không quá ít không quá nhiều
Không thay nước cho cá thường xuyên việc này dẫn đến nồng độ Ammoni trong nước cao, cá bảy màu bỏ ăn, thậm chí là ngộ độc. Dấu hiệu này diễn ra từ từ mà chỉ những người nuôi có nhiều kinh nghiệm và chú ý quan sát mới nhận ra. Khi cá bảy màu bỏ ăn 1 thời gian và có dấu hiệu bị bệnh tật rồi và khó có thể hồi phục. Việc thay nước định kỳ rất quan trọng.
Nhiệt độ nước không ổn định – Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp cá sẽ hoạt động chậm lại, không còn năng động như bình thường nữa. Nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng chịu đựng cá bảy màu bỏ ăn và bị chết.
Cá bảy màu bị lắc: Nếu như bạn không biết cách nuôi dưỡng cá khi mới mua về trước khi thả vào bể thì việc cá bảy màu bị lắc sẽ xảy ra rất thường xuyên. Nguyên nhân là các bể nuôi ở ngoài cửa hàng cá cũng không được nuôi tốt. Vì số lượng cá nhập về rất lớn, không thể chăm sóc cẩn thận hết từng con.
Việc chuyển cá từ chỗ nuôi này sang chỗ nuôi khác, từ bể này sang bể khác kể cả trong cùng một điều kiện nuôi giống nhau, hay chuyển cá từ bể trong nhà ra ngoài trời, từ bể nuôi ngoài trời vào bể kính trong nhà cũng có thể khiến cho cá bảy màu bị lắc.
Vào các ngày giao mùa có biên độ nhiệt chênh lệch lớn cũng có thể khiến cá bảy màu bị lắc. Đối với những người chơi cá ở miền bắc hiện tương này xảy ra khá thường xuyên ở mùa hè những ngày nóng hoặc lúc sang mùa đông.
Các chất thải từ cá trong bể nuôi sau một thời gian sẽ tích tụ dưới đáy bể, các chất độc có thể làm cá ngộ độc như NO3, NO2, Amoniac….
Nếu không được vệ sinh bể thường xuyên thì chỉ sau một thời gian nuôi, cá trong bể của bạn sẽ gặp tình trạng này. Cả đàn cá bảy màu bị lắc và thường tập trung ở gần nơi sủi oxi.
Đối với cá mới được mua từ cửa hàng cá về bạn nên chú ý chọn những chú cá khỏe mạnh, lanh lợi, bơi khỏe và không bị bệnh tật. Nếu bạn mua nhiều cá thì nên nói người bán cá đóng cho bạn 1 – 2 con một túi. Tránh thiếu oxy khiến cá bảy màu bị lắc.
Khi thả cá nên thả cả bịch cá mới mua vào bể trong một vài tiếng đầu, để cho nhiệt độ không bị thay đổi quá đột ngột dẫn đến cá bị sốc nước. Trước khi mua cá bạn nên chuẩn bị nước trước 1 vài ngày và chạy sủi oxi trước để nước máy bay clo trong nước đi.
Cá mới được mua về bạn cũng không nên để nước quá cao. Mức nước tốt nhất để nuôi cá bảy màu là từ 20 – 25cm, đối với cá mới mua thì nên khoảng từ 10 – 15cm là tốt nhất nhé.
Đối với trường hợp cá bảy màu bị lắc do nhiệt độ chênh lệch, trường hợp này bạn nên có sự chuẩn bị trước để tránh. Mùa đông nên có sưởi cho bể cá của mình. Mùa hè những ngày nóng có thể để trong bể 2- 3 viên đá nhỏ để nước không lên nhiệt độ cao quá.
Đối với cá bị ngộ độc nước. Buổi sáng dậy bạn đột nhiên thấy cả đàn cá bảy màu bị lắc, cá tập trung quanh quả sục oxi thì đó là dấu hiệu cá của bạn bị ngộ độc.
Bạn nên chuẩn bị một ít nước cũ và một ít nước mới vào 1 bể mới với mức nước thấp rồi bắt cá chuyển sang bể mới nhé. Việc này nên làm càng sớm càng tốt vì nếu để lâu thì cả đàn cá bảy màu bị lắc và chết.
Cá bảy màu bị tóp bụng: Cá bảy màu bị tóp bụng do thức ăn của cá không đủ chất dinh dưỡng. Điều này khiến cá bị suy dinh dưỡng.
Cá bảy màu bị tóp bụng do chế độ nuôi dưỡng không đúng, cá bảy màu bỏ ăn. Nước bể bẩn, không thay thường xuyên, không hút đấy khiến phân cá và chất bẩn tích tụ quá lâu gây ô nhiễm nguồn nước.
Khi phát hiện ra cá bảy màu bị tóp bụng thường đã rất nặng. Rất khó điều trị. Tuy nhiên bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay nước, lọc nước bể cá thường xuyên. Sử dụng thức ăn cho cá bảy màu bị tóp bụng đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thể trộn kèm ít men tiêu hóa vào thức ăn của cá. Hỗ trợ cá hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Cá bảy màu bị thối đuôi (túm đuôi): Nhiệt độ là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cá bảy màu bị thối đuôi. Và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất. Miễn là bạn chú ý đến điểm này thì vẫn có thể ngăn cá bảy màu bị thối đuôi. Người chơi cá bảy màu cần chú ý.
Đối với tình trạng cá bảy màu bị thối đuôi, người chơi cá cảnh có 3 bước để chữa bệnh:
- Sử dụng Tetra Nhật (loại 5g) sử dụng bỏ 1/20 gói vào bể có cá bảy màu bị thối đuôi 25 lít .
- Người nuôi cá bảy màu bị thối đuôi cần sử dụng máy sưởi để ổn định nhiệt độ khoảng 31 – 32°C.
- Bắt đầu thả cá bảy màu bị thối đuôi vào, sau 1 ngày thay 50% nước. Chú ý đến ngày thứ 3 thay 50 % nước tiếp theo và sử dụng kết hợp thêm 1 lít muối.
Theo dõi tiếp, sẽ thấy tình trạng cá bảy màu bị thối đuôi được cải thiện. Sau 3 ngày đuôi cá trở lại bình thường. Đối với tình trạng bệnh cá bảy màu bị thối đuôi người chơi cá cảnh cần được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt về sức đề kháng và ổn định nhiệt độ nước cũng như nên thường xuyên sát trùng nước cho cá bảy màu.
Cá bảy màu bị thối thân: Tương tự như cá bảy màu bị thối đuôi, cá bảy màu bị thối thân cũng khiến nhiều người chơi lo lắng. Vì nếu không can thiệp kịp thời, cá bảy màu bị thối thân sẽ chết rất nhanh. Về cơ bản những chú cá bảy màu bị thối thân cũng do tổn thương vùng da gây nên.
Ban đầu chúng chỉ là một vết thương nhỏ và sau này chúng sẽ lan rộng ra rất nhiều và cá càng ngày càng nặng rồi cũng sẽ phải ra đi. Vậy thì do đâu mà cá lại bị tổn thương vùng da. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá bị tổn thương vùng da, từ đó khiến bảy màu bị thối thân, cụ thể như sau:
- Cá đánh nhau, rỉa đuôi và vây của nhau khiến cá bảy màu bị thối thân, vây, đuôi.
- Cá bảy màu bị thối thân do độ pH ở mức quá thấp hàm lượng axit cao gây nên tình trạng tụt nhớt tổn thương da.
- Cá bảy màu bị thối thân do Amoniac có trong nước cao.
Khi phát hiện cá bảy màu bị thối thân hay cá bảy màu bị thối đuôi đều cần kiểm tra môi trường nước của chúng. Độ pH cần phải ở trong khoảng 7 – 8, nồng độ Amoniac, Nitrit và Nitrat không được vượt quá 40 ppm.
Nếu cá của bạn có hiện tượng rỉa vây của nhau thì hãy bắt chúng riêng ra một khu vực khác. Nếu là cá giống bạn nên duy trì 1 trống và 2 mái ở trong hồ, tránh va chạm khiến cá bảy màu bị thối thân hoặc cá bảy màu bị thối đuôi.
Cá bảy màu bị stress: Cá bảy màu bị stress do thay đổi môi trường sống – Đối với cá mới mua về hoặc cá chuyển sang bể nuôi mới, bạn nên thả cá từ từ để cá làm quen với môi trường nước ở bể nuôi mới và kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi. Không nên thả cá đột ngột.
Cá bảy màu bị stress do bể thiếu hoặc thừa ánh sáng – Đối với bể ngoài trời thì bạn nên để bể nuôi ở chỗ có bóng râm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào bể. Bởi nếu có quá nhiều ánh sáng có thể khiến cá không có nơi ẩn nấp, dễ khiến cá bảy màu bị stress.
Ngoài ra còn do:
- Cá bảy màu bị stress do nước bể có vấn đề
- Cá bảy màu bị stress do đánh, tranh chấp với cá khác
- Cá bảy màu bị stress do mới đẻ
- Cá bảy màu bị stress do tỷ lệ đực, mái không đồng đều
Cá bảy màu bị sình bụng: Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.
- Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.
- Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này.
- Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Cá bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh.
Bệnh này rất khó chữa trị nhưng nếu nguyên nhân là vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh.
Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng trong trường hợp này.
Bệnh mốc nước ở cá bảy màu: Miệng, mắt, cơ thể và các bộ phận khác có màng trắng. Vết thương có sợi nấm và bị mốc, cá bảy màu bỏ ăn. Ở nước ít dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh này rất nhỏ. Nếu kết hợp với nhiệt độ cao trên 25°C thì hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn.
Cá bảy màu bị nấm mang: Đây cũng là một loại nấm khác với bệnh thối mang. Bệnh cá thối mang chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Cơ chế hoạt động là do số lượng lớn vi khuẩn trong mang cá sẽ dẫn đến tắc nghẽn, bị thủng và bị viêm nghiêm trọng. Còn bệnh nấm mốc là số lượng các loại nấm được nhân lên trong mang cá.
Cá bảy màu bị đốm trắng: Cá bảy màu bị đốm trắng tương đối khó chữa, nhưng nếu phát hiện bệnh, cách ly, chữa trị sớm và hợp lý thì bệnh này hoàn toàn có khả năng được chữa khỏi.
Có thể dùng Sulphat đồng (0.15 – 0.20 ppm) để chữa và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Các thuốc khác cũng dùng được là thuốc Malachite Green, Formalin và Methylene blue.
Cá Bảy màu giá bao nhiêu, mua ở đâu
Khi bạn đang có ý định tìm mua cá bảy màu dưới đây là thông tin giá thành giúp bạn tham khảo. Đây chỉ là mức giá các loại cá bảy màu tầm trung, chi tiết còn tuỳ thuộc vào nguồn gốc nơi cung cấp và thời gian nào trong năm.
- Cá bảy màu đen trắng: 30.000/ cặp. Giống cá này sở hữu ngoại hình khá đáng yêu và độc đáo.
- Cá màu xanh cỏ: 80.000 /cặp
- Cá bảy màu đỏ: 100.000/cặp
- Cá bảy màu đỏ đuôi xoè quạt: 150.000/ con.
- Cá bảy màu full gold: 150.000 /con
- Còn lại các giống cá bảy màu khác có giá dao động từ 5.000 ~ 10.000 đồng một con, tuy rẻ hơn nhưng cũng vô cùng đẹp, những ai mới chơi có thể bắt đầu từ những em cá bảy màu này.
Lưu ý: Nên chọn mua cá bảy màu đã cứng cáp, màu sắc bắt mắt và linh hoạt sẽ dễ thích nghi với môi trường sống mới hơn. Với một số loại cá bảy màu khác, bạn nên mua số lượng nhiều bởi chúng chỉ phát triển tốt nhất khi sống trong điều kiện bầy đàn.
Lưu ý khi nuôi cá Bảy màu
Khi nuôi cá nhớ bỏ một ít muối hột vào để giúp cá tránh được một số bệnh.
Nên bỏ vào hồ 1 ít rong, rong la hán xanh mà các chỗ bán cá hay bán (còn gọi là rong chứ không phân biệt la hán hay rong đuôi cáo). Các loại rong này ko chỉ tạo nguồn thức ăn cho cá chúng ta mà còn có tác dụng làm trong nước sau 1 thời gian.
Mặc dù việc nuôi riêng cá đực và cá cái là tốt, nhưng bạn cũng cần đảm bảo chúng không làm rách vây của nhau trong vài tuần đầu tiên. Hiện tượng này thường xảy ra ở cá đực.
Cá bảy màu có thể bị cô đơn nếu bạn chỉ nuôi một con trong bể. Để chúng có cuộc sống hạnh phúc thì bạn nên nuôi tối thiểu hai con.
Cá bảy màu con rất nhỏ, vì vậy bạn nên tách riêng chúng khỏi cá bố mẹ để chúng khỏi bị ăn. Dùng lưới thật khít để bọc đầu lọc trong bể nếu cần thiết.
Câu hỏi thường gặp
Cá bảy màu đực: Có màu sắc sặc sỡ và rõ ràng. Cơ thể cá đực thon gọn, màu sắc có thể phủ toàn thân kể cả vây trên theo nhiều dạng (đơn sắc, đốm màu, hoa văn,…) vây trên và đuôi dài.
Cá bảy màu cái: cơ thể lớn hơn cá đực, bụng tròn to. Hầu hết trên thân không có màu hoặc có ít màu ở cuống đuôi nhưng mờ và không rõ ràng. Vây và đuôi có thể có màu nhưng cũng rất mờ.
Còn cách nhận biết cá đực và cái thông qua cơ quan sinh dục thì sau một thời gian nuôi và quan sát các bạn có thể tự nhận biết được ngay mà không cần ai chỉ cả.
Nếu có nhiều bể, giải pháp tốt nhất là sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang hơn là phải thắp sáng cho từng bể riêng biệt. Ánh sáng cho bể cá nên được giữ 10 – 14 tiếng/ngày. Bạn nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng.