Cách nuôi cá Kiếm Cảnh (Hồng Kim, Đuôi Kiếm) khỏe mạnh

Đăng bởi Trung Kiên

Thì trường cá cảnh ở Việt Nam vào những năm gần đây trở lên sôi động. Cá kiếm cảnh phổ biến, ai chơi cá cảnh chắc hẳn đã từng nghe qua, hoặc biết đến chúng. Nhưng để hiểu và biết cách nuôi cá kiếm cảnh thì không hẳn ai cũng biết. Thoạt nhìn chúng giống như một loài các sát thủ săn mồi. Khi chưa biết về cá kiếm, nhiều người sẽ nghĩ rằng chúng hung dữ, tấn công những loài cá khác. Liệu những nhận định đó có đúng không? Hãy cùng WikiAquatic.com tìm hiểu về loài cá này.

Cá kiếm cảnh
Cá kiếm cảnh

Một số thông tin cơ bản về cá kiếm cảnh

1️⃣ Tên gọi khác🔴 Cá Hồng kim, Cá Đuôi Kiếm, Cá Kiếm, Cá Song Kiếm, Hoàng Kiếm, Hồng Kiếm.
2️⃣ Màu sắc🔴 Đỏ, cam, đen trắng, xanh dương.
3️⃣ Tuổi thọ🔴 5-7 năm
4️⃣ Độ khó🔴 Dễ
5️⃣ Loại thức ăn🔴 Ăn tạp
6️⃣ Nuôi thủy sinh🔴 Có thể nuôi thủy sinh
7️⃣ Nhiệt độ thích hợp🔴 18 – 28 độ C
8️⃣ Độ PH thích hợp🔴 7 – 8,3
Bảng sơ lược thông tin cá kiếm cảnh

Cá kiếm cảnh có nhiều tên gọi khác nhau như: Cá Hồng kim, Cá Đuôi Kiếm, Cá Kiếm, Cá Song Kiếm, Hoàng Kiếm, Hồng Kiếm,…Cá đuôi kiếm thuộc họ các khổng tước. Chúng được phát hiện ra lần đầu tiên ở khu vực đông nam Mexico. Trong tự nhiên, cá đuôi kiếm sống ở những con sông, suối, hồ, khu vực nước ấm. Loài cá này thích những nơi nước tĩnh, nước sâu và trong. Tên tiếng anh là swordtail fish.

Một số đặc điểm nổi bật của cá kiếm cảnh

Cá đuôi kiếm
Cá đuôi kiếm

Cá hồng kim có thân dài thon, màu oliu. Chúng có sức sống tốt, tuổi thọ có thể lên đến 5-7 năm. Cá thể trưởng thành chiều dài từ 14-17 cm. Cá đực có phần vây đuôi dưới mọc dài ra nhìn như thanh kiếm. Với đặc điểm đuôi cá như vậy nên chúng được gọi với cái tên cá đuôi kiếm. Con cá nào mà kiếm càng to, dài thì càng tăng vẻ uy nghi, mạnh mẽ với cá thể khác.

Cá thể đực có vây ở đuôi mọc dài ra nhìn như thanh kiếm. Chiến đuôi này mang tính chất trang trí, hấp dẫn con cái chứ không phải dùng như một hung khí để tấn công. Đuôi có một dải màu đen phía dưới thanh kiếm.

Do sự phổ biến, sức sống tốt nên chúng được phối giống tạo nhiều màu sắc đa dạng. Một số màu phổ biến như cam, đỏ, trắng, đen. Độ đậm nhạt màu sắc còn phụ thuộc vào tâm trạng của cá.

Cách nuôi cá kiếm cảnh khỏe mạnh

Môi trường nuôi dưỡng

Cá đuôi kiếm bản tính hiền lành, sống hòa đồng được với những loài cá khác nếu được nuôi chung. Tuy nhiên, giữ những con cá kiếm cảnh đực lại xảy ra xung đột để dành con cái. Chúng thường tỏ ra hung hăng, bơi nhanh, tỏ ra dọa nạt với những nhau để tỏ ra oai vệ, hấp dẫn  bạn đời. Vì thế trong một bể, cá thể cái nên nhiều hơn để tránh những con đực gây hại cho nhau.

Nước nên được giữ sạch và được thay đều đặn 2-3 tuần 1 lần. Khi thay nước chứ ý chỉ thay 3/4 nước để cá có thể thích nghi được vs nguồn nước mới. Bể cá nên để rộng, sức chưa 100l để cá có thể bơi lội thoải mái. Nhiệt độ nước khoảng 20-28 độ C. Độ pH từ 7 đến 8.3 là phù hợp.

Thức ăn

Cá kiếm cảnh là loài ăn tạp, chúng vừa ăn thực vật, vừa ăn động vật. Ở bể cá nuôi chúng có thể thả thêm chút bèo, cây thủy sinh, rong ở mặt nước, vừa ngăn cá nhảy ra khỏi bể, vừa tạo điều kiện thức ăn tự nhiên cho cá. Một số loài vi sinh vật, động vật giáp xác nhỏ, động vật không sương như giun là thức ăn ưa thích của cá đuôi kiếm.

Đồng thời chúng vẫn ăn một số thức ăn dạng viên, thực phẩm đông lạnh cho con người tạo ra. Khi hệ sinh thái, môi trường sống của chúng chưa ổn định, cá cần được cũng cấp dinh dưỡng từ những loại thực phẩm nhân tạo. Cho chúng ăn 2-3 lần 1 tuần. Sau một tháng khi được nuôi ở môi trường mới, chúng quen với hệ thống sinh thái mới thì có thể giảm tần suất cho cá ăn từ thức ăn nhân tạo, giảm xuống 1 tuần 1 lần, hoặc 10 ngày 1 lần tùy thuộc vào hệ sinh thái, nguồn thức ăn tự nhiên ở bể cá.

Phân biệt con đực và con cái

Ở cá kiếm cảnh, con đực và con cái có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.

Con đực:

Chiều dài cơ thể có thể lên tới 14-15cm. Thân thon dài. Phần lớn vây đuôi ngắn, độ xòe hẹp. Thường thì phía dưới đuôi cá vây sẽ mọc dài ra như thanh kiếm một đoạn bằng 2/3 cơ thể. Cũng có nhiều trường hợp, phần vây ở đuôi mọc dài cả phía trên và phía dưới.

Con cái:

Cơ thể cá cái dài hơn cá đực, chiều dài có thể lên 17cm. Hình dáng thân hơi tròn, dày hơn cá đực. Tuy không có đuôi kiếm như con đực, nhưng vẩy của các cái dài và rộng hơn. Đặc biệt vây đuôi, nó dài hơn và đọ xòe rộng nhìn khá rõ so với con đực.

Lời kết

Bạn muốn nuôi cá cảnh, hoặc muốn nuôi thêm cá cảnh khi đang nuôi thì bạn có thể xem xét nuôi cá kiếm cảnh. Đặc biệt với những người mới nuôi rất phù hợp vì tính sống khỏe, dễ nuôi của chúng. Nếu bạn chưa có bể cá, hồ cá ứng ý hãy tham khảo ở WikiAquatic.com. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều loài cá cảnh khác khi đến với trang web của chúng tôi.

Qua bài viết này, chúng tôi mong bạn đã hiểu thêm cách nuôi cá kiếm cảnh. Nếu có câu hỏi gì hãy để lại comment và chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.

Câu hỏi thường gặp về cách nuôi cá kiếm cảnh

Cá kiếm cảnh có dễ nuôi không? Liệu người mới có thể nuôi được không?

Chúng có kích thước từ 14-17cm khi trưởng thành. Cá đuôi kiếm là loại ăn tạp rong, bềo, bọ giáp xác, thức ăn nhân tạo,… Sức sống mạnh mẽ, sống được từ 5-7 năm. Vậy nên có thể nói cá kiếm cảnh dễ nuôi, người mới tập nuôi cá cảnh có thể nuôi được.

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá cảnh khác được không?

Tuy với chiếc đuôi kiếm, nhưng chúng có tập tính hiền lành, hòa nhã với những loài cá khác. Có thể nuôi cá đuôi kiếm với những loài cá cảnh khác.

Cách nuôi cá đuôi kiếm mà chúng không tấn công nhau?

Cá kiếm cảnh có tập tính sống hiền lành, tuy nhiên cá đuôi kiếm đực thường có xu hướng tấn công nhau để tranh giành con cái. Để tránh việc đó xảy ra, ở một bể cá nên nuôi cá cái nhiều hơn cho cá đực được lựa chọn.

5/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Bình luận