Cách nuôi cá 7 màu Grass lên màu đẹp, phát triển tốt

Đăng bởi Trung Kiên

Việt Nam đang từng bước đi lên. Xã hội đang trên đà phát triển, nhiều doanh nghiệp được hình thành, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân. Việc chú trọng đến văn phong, phong thủy, vận mệnh được người Việt quan tâm nhiều hơn trong những thập niên gần đây. Ví dụ như việc xây nhà phải xem hướng, mua xe phải chọn màu cho phù hợp với mệnh. Một trong những yếu tố góp phần giúp cân bằng phong thủy là bể cá cảnh. Bể cá còn giúp trang trí về mặt thẩm mỹ cho người chơi.

Mà một bể cá thì tất nhiên không thể thiếu những chú cá cảnh đẹp, màu sắc sặc sỡ. Thị trường Việt Nam có nhiều loại cá cảnh đẹp như: Cá Xecan, Cá Chép Cảnh, Cá Kiếm Cảnh,… WikiAquatic xin giới giới thiệu thêm một giống cá vừa độc lạ, vừa đẹp đó là cá 7 màu Grass Guppy. Thêm nữa là cách nuôi cá 7 màu grass sao cho chúng phát triểu tốt.

Cá 7 màu grass
Cá 7 màu grass

Đặc điểm của cá Grass Guppy

Để có thể nuôi tốt một loại cá, chúng ta cần biết những đặc điểm cơ bản của loài cá đó. Vừa để biết những đặc điểm khi chọn cá, và chăm sóc sẽ tốt hơn. Cá 7 màu grass là chủng loại cá 7 màu. Vì thế chúng vẫn mang những đặc tính cơ bản của loài cá 7 màu.

1️⃣ Tên gọi đầy đủ🔴 Cá bảy màu blue grass guppy
2️⃣ Màu sắc🔴 Thân xanh dương, xám bạc, sọc đen. Vây ở đuôi và lưng xanh dương, chấm đen dày đặc
3️⃣ Tuổi thọ🔴 2-3 năm
4️⃣ Độ khó🔴 Trung bình
5️⃣ Loại thức ăn🔴 Ăn tạp
6️⃣ Nuôi thủy sinh🔴 Có thể nuôi thủy sinh
7️⃣ Nhiệt độ thích hợp🔴 22 – 28 độ C
8️⃣ Độ PH thích hợp🔴 6 – 8
9️⃣ Kích thước 🔴 4-6cm
Bảng sơ lược thông tin cá

Để nuôi cá sống tốt, có nhiều yếu tố tác động. Vấn đề về môi trường sống của cá, thức ăn cá, sinh sản, và các loại bệnh cá có thể mắc. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng vấn đề một.

Môi trường sống

Cá 7 màu grass có thể sống ở cả môi trường nước ngọt, cả nước mặn. Chúng còn thích nước hơi cứng, vì thế có thể nuôi ở bế xây bằng xi măng. Diện tích nuôi cá cũng nên rộng để cá có thể bơi lội thoải mái. Điều đó giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt, cá phát triển ổn định.

Bể xi măng nuôi cá 7 màu grass
Bể xi măng

Cũng như nhiều loài cá cảnh khác, việc giữ nước sạch rất quan trọng. Nguồn nước sạch giảm vi khuẩn, tránh nhiều loại bệnh cho cá. Khi thay nước cần chú ý không nên thay toàn bộ nguồn nước, điều đó sẽ khiến cá bị sốc, có thể dẫn đến tử vong. Nên thay 1-2 tuần/lần, mỗi lần thay từ 10 đến 20% lượng nước.

Nên có máy lóc và máy sục khí, sủi bọt vào nguồn nước. Sục khí, sủi bọt thường xuyên giúp lượng oxy trong nước ổn định, cá trao đổi oxy tốt, không bị thiếu. Thêm vào đó, lượng amoniac trong nước được khuếch tán ra không khí, giúp nguồn nước sạch hơn. Thường thì hiện nay nước dùng cho bể cá là nước máy. Nếu là bể mới, nước 100% là nước máy thì bạn nên phơi bể nước trong 24 giờ để lượng clo trong nước bay đi. Cá Grass Guppy sống thích hợp với nước có độ Ph từ 6,5 – 7,8. Lượng Ph trong nước máy thường 8,5 – 9 và nước giếng là 4 – 4,5 Ph.

Thức ăn của cá Grass Guppy

Chế độ ăn của cá rất quan trọng trong việc cá phát triển tốt. Trong suốt một chu kí sống của cá Grass thì khoảng thời gian 3 tháng đầu đời là quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng trong cả quá trình phát triển của cá và cả về màu sắc, trạng thái sau này khi trưởng thành. Loài cá 7 màu nói chung là loài không ăn nhiều trong mỗi lần ăn của chúng. Vậy nên để cung cấp đủ dinh dưỡng ở những thời kì đầu, cho cá ăn nhiều lần trong ngày.

Khi ở 3 tháng đầu đời, cho cá ăn 6 đến 8 lần/ ngày. Tuy nhiên chú ý cho vừa đủ mỗi lần, không cho quá nhiều. Thức ăn thừa sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều trường hợp cá chết vì nguồn nước bị ô nhiễm, không phải do nước để lâu mà do thức ăn dư thừa gây ra. Trong thời gian này bạn hãy cố gắng cung cấp thức ăn tốt, dinh dưỡng cho cá, đừng quá khắt khe tài chính, hãy đầu tư nếu bạn muốn cá lên màu đẹp về sau.

Khi trưởng thành, cá Grass có thể ăn phong phú hơn và dễ sống hơn. Bạn có thể nuôi chúng cùng cây thủy sinh. Có thể nuôi thêm bèo ở mặt nước, rong, tảo, hoặc cây đuổi chó tạo hệ sinh thái. Điều kiện lý tưởng để vi sinh vật sinh sống, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Nếu quên, hoặc đi công tác xa không ở nhà cũng không sợ cá chết đói. Có thể không cho cá ăn 5 đến 7 ngày cũng không sao vì chúng có nguồn cung cấp thức ăn từ hệ sinh thái rồi.

Cá Grass Guppy
7 màu Grass Guppy

Sinh sản của cá Grass Guppy

Cá 7 màu grass là loài đẻ con. Vào thời kì sinh đẻ, nhiệt độ nước phù hợp khoảng 28 độ C. Khi mang thai, bụng cá phía gần hậu môn có một điểm đen. Chấm đen đó to lên dần, sẫm màu hơn, được gọi là đốm thai. Chu kì mang thai từ 22-30 ngày, trung bình là 28 ngày. Mỗi lần đẻ từ 15-40 con tùy thuộc vào độ lớn của cá mẹ. Khoẳng cách giữa mỗi lần mang thai từ 7-10 ngày sau khi đẻ.

Đến cuối tuần thứ 3 của thai kì, cá mẹ nên được nuôi riêng. Loài cá này có đặc tính ăn cá con. Tránh việc giảm số lượng cá con, cá mẹ sẽ được nuôi riêng và bể cá nên có rong, tảo giúp cá con lẩn trốn.

Nên cho cá cặp đôi với các thể thế hệ xa để giảm việc thoái hóa ở cá.

Chọn cá đực

Những con cá đực nên chọn có đặc tính to, cuống đuôi dài, vây rộng, dài. Lưng cá dài rộng, hình bình hành, tròn ở góc. Màu lưng và đuôi cùng màu, tránh những con đột biến có màu biến thể. Những con màu sắc đẹp, tươi sáng, nhiều họa tiết để tăng vẻ đẹp cho thế hệ cá sau. Loại bỏ những cá thể lưng cong, đầu bẹt, màu sắc u tối, không đẹp.

Chọn cá cái

Cá cái thường được chọn từ 4 đến 5 tháng tuổi. Chọn những con cái to vì chúng có thể đẻ nhiều cá con hơn. Màu sắc cá đẹp, đường nét rõ ràng, hoa văn nổi bật. Yếu tố đó có thể được di truyền cho thế hệ cá sau. Cá cái có khả năng lưu trữ tinh trùng của con đực. Chỉ 1 lần cặp đôi với cá đực, cá cái có thể đẻ nhiều lần.

Bệnh thường gặp ở cá

Việc nuôi cá cảnh khó mà tránh được chúng mắc bệnh. Nếu thấy chúng không ăn, biểu hiện lạ thường, cơ thể có thay đổi lạ. Bạn cần phải bình tĩnh và xem xét đó là bệnh gì và chữa trị ra sao. Sau đây là 4 bệnh phổ biến ở cá 7 màu grass.

Bệnh thôi đuôi

Đuôi cá có hiện tượng thối rữa. nở noét, rỉ máu. Cá ít bơi lội, hạn chế vẫy đuôi. Nguyên nhân phần lớn là do vi khuẩn trong nước. Nguồn nước không thường xuyên được thay, lọc. Thức ăn thừa để lâu ngày làm cho ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi, bám vào vây đuôi cá.

Đầu tiên nên thay nước cho bể cá. Lọc nước, tạo sủi bọt nhiều để nguồn nước sạch sẽ hơn, loại bỏ vi khuẩn. Bắt nuôi riêng những con cá đang bị bệnh. Dùng thuốc trị thối đuôi theo chỉ định. Tình trạng bệnh sẽ giảm dần sau 1 tuần.

Thối đuôi
Bệnh thối đuôi

Bệnh Đốm trắng

Ở thân cá xuất hiện những đốm trắng nhỏ. Những đốm trắng xuất hiện ngày càng dày, rõ rệt khi không được chữa trị. Cá biếng ăn, hoặc có thể không ăn. Hay bởi giật mình, có hiện tượng cọ xát thành bể.

Nguyên nhân chính do bể cá để bị bẩn. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn cao. Môi trường thời tiết không ổn định như miền Bắc có thể dễ dẫn đến bệnh hơn.

Cách trị bệnh cũng khá đơn giản. Nếu phát hiện bệnh sớm, tăng nhiệt độ nước lên 30 độ để tiêu diệt vi khuẩn. Khi phát hiện cá ở lúc bệnh đã nặng hơn, tăng nhiệt độ nước không còn tác dụng nhiều. Ngâm cá ở bể riêng với độ mặn 5% trong 20 phút/lần/ngày. Bôi thêm thuốc vào những vị trí bị nấm.

Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng

Lời kết cách nuôi cá 7 màu grass

Trên đây là bài viết giới thiệu cách nuôi cá 7 màu grass guppy. Qua bài viết chúng ta đã biết thêm về một loài cá cảnh đẹp 7 màu grass. Còn nhiều bài viết về những loài cá cảnh khác mà bạn có thể quan tâm. Đừng bỏ lỡ nếu như bạn đang muốn nuôi cá cảnh nhé, hãy ghé thăm WikiAquatic.com.

Câu hỏi thường gặp

Cách nuôi cá 7 màu grass con để chúng có thể lớn, phát triển tốt?

Cần chú ý khi cá mẹ mang thai, nuôi cá mẹ riêng để tránh việc cá con bị cá 7 màu khác ăn khi mới sinh ra. Ở 3 tháng đầu, cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ vì thời kì này rất quan trọng cho hình thành cá sau này.

Khi bị bệnh thối đuôi, cá có tự khỏi được không?

Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước bị ôi nhiễm, nễu vẫn để như vậy cho cá tự khỏi là rất khó. Tốt nhất nên xử lý ngay khi phát hiện bệnh, lọc thay nước, tách riêng đẻ chữa trị.

Có thể nuôi cá ở bể xây bằng xi măng?

Cá 7 màu grass có thể sống ở nước có độ hơi cứng, thích nghi được với nước khi để trong bể xi măng.

Đánh giá post

Có thể bạn quan tâm

Bình luận