Cách nuôi cá Neon khỏe mạnh, phản quang tốt

Đăng bởi Trung Kiên

Cách nuôi cá Neon có thể nói là cầu kì hơn những loại cá khác. Tuy nhiên với vẻ đẹp độc lạ có thể phát quang khi được chiếu sáng của cá, chúng vẫn đươc nhiều người chơi ưa thích. Chúng bơi theo đàn, khi phát sáng và bơi trong nước tạo lên hình ảnh rất thú vị, giống như đàn đom đóm đang bay vậy. Còn nhiều điều thú vị về loài cá này mà bạn không nên bỏ qua. Qua bài viết này, hãy cùng WikiAquatic tìm hiểu những điều thú vị đó về loài cá Neon này nhé.

Cách nuôi cá Neon
Cá Neon

Giới thiệu chung

Cá Neon có nguồn gốc chính từ Nam Mỹ, sống ở một số con sông. Chúng thuộc họ Characidae. Tên khoa học là Paracheirodon axelrodi. Loài cá này có kích thước nhỏ bé, sống theo đàn.

1️⃣ Tên gọi khác🔴 Cá Huỳnh Quang
2️⃣ Màu sắc🔴 Đa dạng màu
3️⃣ Tuổi thọ🔴 5 năm
4️⃣ Độ khó🔴 Khó
5️⃣ Loại thức ăn🔴 Ăn tạp
6️⃣ Nuôi thủy sinh🔴 Có thể nuôi thủy sinh
7️⃣ Nhiệt độ thích hợp🔴 23 – 27 độ C
8️⃣ Độ PH thích hợp🔴 4,6-6,2
9️⃣ Kích thước 🔴 4-6cm
Bảng sơ lược thông tin cá

Đặc điểm

Cá Neon sống ở môi trường nước ngọt. Chúng có đặc tính thân thiện, ôn hòa với những loài cá khác. Dọc sống lưng có dải màu thường khác so với màu cơ thể. Dải màu này có khả năng phát quang khi có ảnh sáng chiếu vào.

Loài cá này thích sống theo bầy đàn. Vì kích thước cá nhỏ nên chúng sống theo đàn có thể bảo vệ nhau, thường những con cá khỏe, bơi tốt sẽ bơi phía ngoài để những con non, yếu hơn bơi ở giữa. Thêm vào đó bơi theo đàn giúp việc kiếm ăn tốt hơn. Với đặc điểm phát quang và bơi thành đàn, khi nhìn đàn cá bơi phát ra ánh sáng rất kì diệu. Sẽ có người liên tưởng đến đàn đom đóm phát sáng trong đêm. Nhìn xa một chút, có người lại nghĩ như vững vì sao đang bay.

Đầu cá nhọn, miệng hơi vểnh lên. Mắt to tròn, nằm ngang về 2 bên. Cơ thể cá thon, chiều dài khoảng 4-5 cm. Lưng hơi gù cao. Vây nhọn, dài, trông suốt. Chúng có vây lưng, vây bụng, vây hậu môn, và đuôi. Cuống đuôi dài giúp cá quẫy đuôi khỏe, bơi nhanh trong nước.

cách nuôi cá Neon
Cá Neon

Phân loại cá

Vì nhu cầu và thâm mỹ của người chơi cá cảnh ngày càng cao nên cá Neon đươc lai tạo nhiều giống, màu khác nhau. Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại cá Neon được nhân giống ra. Sau đây là những giống đươc ưa chuộng, nuôi nhiều nhất.

1. Cá Neon Vua

Đây là loại Neon được nhiều người nuôi nhất trong dòng Neon. Chúng có màu đỏ đậm đặc trưng trải dài từ cổ xuống đuôi. Dọc sống lưng có dải phát quang màu xanh dương. Bụng và cột sống trong suốt.

Cá Neon Vua
Neon Vua

2. Cá Neon Thường

Neon thường khá giống với Neon vua. Chúng cũng có 2 màu đặc trưng là đỏ và xanh. Tuy nhiên màu nhạt hơn với Neon vua. Màu đỏ nằm ở vùng đuôi, ở vùng bụng có màu ngà trắng. Thân Neon thường thon gọn hơn Neon vua một chút.

Cá Neon thường
Neon Thường

3. Cá Neon Đen

Neon đen có màu chủ đạo là màu vàng nhạt ở lưng, đầu và bụng. Ở thân có một dải đen to kéo dài từ mang xuống đuôi. Dài đen này dày khoảng 1/3 độ dày cơ thể, màu đen đậm nổi bật. Phía trên dải đen có một dải mỏng trắng sáng, phát quang. Dài trắng này khi phát quang có độ sáng lấp lánh như bạc.

Neon đen
Neon Đen

4. Cá Neon Vàng

Toàn thân của chúng được phủ một lớp màu vàng óng ả. Phần cuống đuôi, và phần giữa của vẩy đuôi được tô điểm bới màu đen. Phần giữa thân có lớp vảy ánh vàng như kim loại phát sáng khi phản quang. Ở đầu đỉnh của vẩy lưng, đuôi, hậu môn có điểm màu trắng, tạo 4 điểm trắng cân đối khi nhìn ngang.

Neon vàng
Neon Vàng

5. Cá Neon Kim Cương

Đuôi của Neon kim cương có màu đỏ tươi. Phần mắt và trán có màu xanh của biển. Còn lại đầu, lưng, và bụng có màu giống kim cương.

Neon kim cương
Neon Kim Cương

Cách nuôi cá Neon

Môi trường

Neon là loài thích bơi lội nên diện tích nuôi nên rộng một chút. Chúng sống trong môi trường nước ngọt. Với bản tính thân thiện, cá Neon sống hòa đồng với loài cá khác trong bể cá. Cá neon ưa sống nước sạch, giàu oxy để sống khỏe, lên màu đẹp và sinh sản tốt.

Tuy có khả nang phản quang nhưng chúng không thích môi trường quá nhiều ánh sáng. Ở bể cá nên nuôi kèm cây thủy sinh, bèo nổi ở mặt nước để chúng có chỗ chú ẩn.

Thức ăn

Cá Neon là loài ăn tạp, có thể ăn cả động vật nhỏ, thực vật, và cả đồ ăn nhân tạo. Một số loài động vật ưa thích của chúng là ấu trùng, côn trùng nhỏ, bọ giáp xác, trùng chỉ, lăng quăng, bo bo. Thực vật như rong, tảo, rêu. Bổ xung chất dinh dưỡng cho cá bằng thức ăn dạng hạt, viên nhỏ được bán nhiều trên thị trường. Với môi trường có hệ sinh thái ổn đỉnh, phong phú chỉ cần cho cá ăn 5-7 ngày 1 lần khi cá trưởng thành. Như đã nêu ở trên, việc nuôi thêm bèo, cây thủy sinh không chỉ tạo chỗ ẩn nấp mà còn cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

Sinh sản

Cá neon vào tuổi sinh sản khoảng 6 tháng tuổi, độ tuổi tốt nhất từ 8 đến 10 tháng. Vào thời kì sinh sản của cá, chất lượng nước nên được xem xét kĩ. Nhiết độ từ 23 độ đến 26 độ. Độ Ph từ 4 đến 6, nước mềm, ánh sáng yếu.

Chúng sinh sản theo cặp, nên tạo một bể riêng dạng trụ để nuôi cặp cá khi muốn chúng sinh sản. Bể nên có kích thước đường kính: 90mm; cao: 180mm.

Cặp cá sau khi đã phối giống, thả cá vào bể riêng vào thời điểm 5 hoặc 6 giờ tối, khi mà trời bắt đầu tối. Không gian xung quanh để cần yên tĩnh. Thông thường sang sáng hôm sau cá sẽ đẻ trứng. Cá neon là loài khó đẻ. Nếu cá chưa đẻ tiếp tục nuôi riêng và kiểm tra vào mỗi sáng. 2 hoặc 3 ngày tiếp đó mà cá vẫn chưa đẻ thì thả cá về bể cũ và chọn cặp cá khác. Sau đó, trứng đã thụ tinh tách với trứng chưa thụ tinh (có màu trắng đục). Thả cá cặp bố mẹ về với bể cũ để tránh chúng ăn trứng khi vừa đẻ ra. Ấp trừng ở bể nước có tính mềm, tính axit yêu. Dùng nước cũ, tránh dùng nước mới.

Sau 2 ngày trứng sẽ nở, nước ở nhiệt độ 25 độ C. Bể cá phải để nơi ít ánh sáng, hoặc quấn kín bể, cá con sẽ bị dị tật khi tiếp xúc ánh sáng quá mạnh. Cho cá ăn lòng đỏ trứng luộc chín. Dùng bộ lọc 200, nhỏ từng giọt vào bể cho cá con ăn.

neon cặp
Neon Cặp

Bệnh thường gặp và cách nuôi cá Neon tránh mắc bệnh

Một số bệnh phổ thông ở cá cảnh như nấm, đốm trắng, thối đuôi, phình bụng,… Những bệnh này có thuốc đặc trị. Nguyên nhân chủ yếu của những bệnh này là do nguồn nước bị ô nhiễm. Cách phòng chống tốt nhất là thay nước thường xuyên. Lọc nước, sục khí oxy. Không cho cá ăn thừa, đó cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước. Khi cá bị bệnh, tách cá thể bị bệnh nuôi riêng và dùng thuốc đặc trị.

Ngoài ra có một căn bệnh xuất phát từ cá Neon. Bệnh đó được đặt kèm tên của cá luôn: Neno Tetra. Cơ thể cá bị u nang, khó bơi. Khi bênh nghiêm trọng, xương sống bắt đầu biến dạng, bị cong. Vây có hiện tượng bị thôi, bụng bị phình to.

Nguyên nhân gây ra bệnh do vi khuẩn Pleistophora hyphessobryconis. Do cá ăn những sinh vật sống mang vi khuẩn như giun, trùng chỉ,… Hoặc do chúng ăn xác của những con cá chết do bệnh.

Rất tiếc là chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Chúng ta chỉ có thể phòng tránh bệnh bằng cách vệ sinh, giữ vệ sinh nước. Nếu có cá thể xuất hiện dấu hiệu bệnh, cần lập tức tách ra chăm sóc riêng.

Neon bị bệnh Neon Tetra
Neon bị bệnh Neon Tetra

Lời kết cách nuôi cá Neon

Cá Neon rất đáng để một người nuôi cá cảnh dồn tâm huyết vào nó. Có thể nói nuôi cá Neon cần sự tỉ mỉ, chăm bẵm hơn nhưng điều độc đáo của chúng rất xứng đáng. Nhiều người chơi cá cảnh lại khá thích việc chăm sóc chúng cẩn thận như vậy. Nhìn đàn cá bơi với sự phát quang khiến nhiều người đươc thư giãn. Điều đó khiến loài cá này ngày càng được ưa chuộng hơn. Còn nhiều loài cá cảnh khác độc đáo không kém mà có thể bạn chưa biết. Hãy ghé thăm WikiAquatic để tìm hiểu thêm nhé!

Câu hỏi thường gặp về cách nuôi cá Neon

1. Có thể nuôi cá Neon trong bể cá có hệ thống đèn không?

Cá Neon là loài thích sống trong môi trường ít ánh sáng, tĩnh nặng. Tuy nhiên vẫn có thể nuôi chúng khi bạn muốn lắp đèn sáng. Nhưng hãy thiết kế chỗ để cá chú ẩn ví dụ như cây thủy sinh, bèo, khung đá to.

2. Có thể nuôi kèm cá Neon với cá cảnh khác không?

Với tập tính hiền lành thì cá Neon có thể sống hòa hợp với cá khác. Nhưng tránh nuôi với những loài hung hãn, tính máu chiến.

3. Bệnh neon tetra có lênh sang các loài cá khác không?

Cá Neon phổ biến bị bệnh này nhưng những loài cá khác vẫn có thể mắc bệnh. Có cá Neon vua mang kháng thể tốt, hạn chế mắc bệnh này.

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Bình luận