Chạch Culi, cách nuôi cá Chạch Culi từ A đến Z

Đăng bởi CTV CTV

Một trong những loài cá có vẻ đẹp và hình dáng độc đáo nhất hiện nay phải kể đến Chạch Culi. Cá Chạch Culi được rất nhiều chuyên gia ưa chuộng với vẻ ngoài siêu đáng yêu của nó, trái ngược với hình dáng cực ngầu ở bên ngoài thì chúng lại là “một đứa con” khá hiền lành và “chăm chỉ” dọn vệ sinh bể. Chính vì vậy chúng được mệnh danh là CHUYÊN GIA VỆ SINH.

Hơn nữa Chạch Culi lại sống được rất lâu trong bể thủy sinh và là loài thân thiện bậc nhất đối với những loài khác cùng bể. Cùng Wikiaquatic tìm hiểu về cách nuôi và những điểm nổi bật của loài cá này nha các bạn.

Nguồn gốc của Chạch Culi

  • Cá Chạch Culi hay còn được gọi là Chạch rắn Culi, chúng có tên khoa học là Pangio kuhlii (Valenciennes, 1846), thuộc bộ: Cypriniformes (bộ cá chép), họ: Cobitidae (họ cá chạch). Chúng đến từ quê hương Indonexia và bán đảo Mã Lai. Hiện nay thì chúng có mặt ở khắp các nước Đông Nam Á như: Singapore, Thái Lan,.. và ĐÃ XUẤT HIỆN tại Tây Ninh, Bình Phước của đất nước Việt Nam xinh đẹp.
Đặc điểmThân cá màu nâu đen, kết hợp với màu đen sọc dọc Cam trải dài toàn bộ cơ thể cá
Kích thướcKhi trưởng thành là 12cm
Thức ănĂn tạp
pH5.5-7.0
Thể tích nước15-20 lít nước trở lên
Sinh sảnĐẻ trứng
Nhiệt độ nước24-30 độ C
Độ khóDễ nuôi

Chọn bể nuôi cá Chạch Culi

Kích thước bể: 100cm

Chạch Culi là loài rất thích ẩn náu và chui rúc nên rất thích hợp khi bạn thả những cây thủy sinh và hang động. Một điều kiện môi trường lý tưởng với giá thể kết hợp cùng rong rêu sẽ giúp Cá Chạch Culi có nơi trú ẩn tuyệt vời

Cũng như các loài cá khác, thì Chạch Culi cũng có những điều kiện môi trường sống riêng của mình. Chúng chọn cho mình khoảng nhiệt độ nước là 24-30 độ C và khoảng pH từ 5,5-7. Mực nước tối thiểu với chúng là 15 lít.

Chạch Culi quậy nhiều vào buổi chiều và buổi đêm, chuyên kiếm ăn ở phần đáy bể, chính vì thế bạn nên đậy nắp bể để tránh việc chúng “quá khích’ nhảy vọt ra ngoài. Nhưng luôn luôn phải đảm bảo đủ lượng oxi để cá hô hấp.

 Chạch Rắn Culi ăn gì?

Với bản tính bướng bỉnh và tập tính kiếm ăn của chúng vào ban đêm đã thách thức bao người nuôi cá. Tuy nhiên thì có một điểm cộng rất lớn cho loài này vì sự cực kỳ DỄ TÍNH trong việc ăn uống. Chúng là loài ăn tạp và nuốt tất cả những thứ chúng gặp ở tầng đáy. Người nuôi cá chỉ mong có vậy

Thỉnh thoảng nhiều chủ nhân lại phát hoảng khi không thấy các em là chuyện hết sức bình thường. Các em chỉ đang ẩn mình trong cát hoặc ở đâu đó trong bể, tối lại chui ra tìm thức ăn dưới long bể.

Nhiều anh em vẫn muốn hỏi cụ thể về thức ăn dành cho cá thì WIKIAQUATIC xin giới thiệu một vài món ưa thích của chúng như: Trùng chỉ, Côn trùng, một số loại thức ăn dạng viên chìm hay thức ăn thừa dưới bể cá.

Trùn chỉ

Chạch Culi nên nuôi chung với loại cá gì?

Chạch Rắn Culi là một loài rất hiền lành, rất đáng yêu và còn có vẻ bề ngoài bắt mắt nữa. Mặc dù trông hơi dữ tợn một chút nhưng chúng là người yêu hòa bình và thân thiện với rất nhiều các loài cá khác. Không chỉ thế chúng còn có thể nuôi chung với ốc cảnh, tép cảnh và rùa cảnh, thậm chí là cá Kuhli loach. Bạn không nên nuôi chúng với những loài cá lớn và hung hãn như Cichlid, Corydora,  Rasbora và Gourami.

Chạch Culi có giá bao nhiêu? Mua Chạch Culi ở đâu?

Chạch Culi có giá rất rẻ, trung bình chỉ 10.000 đồng/con, bạn nên mua 3 con để chúng có nơi để bầu bạn, giảm bớt căng thẳng khi vào môi trường mới.

Chạch Culi đa số được mở bán ở trong miền Nam, có ở Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Nếu bạn muốn mua hãy liên hệ bên mình, sẽ có giá ưu đãi cho bạn nào nhập với số lượng lớn.

Bệnh

Để phòng bệnh cho Chạch Culi, bạn nên thay nước thường xuyên cho cá, giữ cho bể nước lúc nào cũng sạch. Bởi vì Chạch Culi cũng giống các loài không vảy, chúng cũng có thể bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau. Bằng cách đó, nguy cơ nhiễm bệnh của cá sẽ giảm, giúp cá có thể sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Cách xử lý khi mua cá Chạch Culi về

Khi bạn mua Chạch Rắn Culi bạn cần mang chúng về nhà ngay, vì khi ở trong bịch nilong chúng rất dễ bị căng thẳng. Cho chúng vào bể để chúng thích nghi với môi trường bể nhanh hơn

Bạn nên chọn điều kiện thích hợp để nuôi cá như chúng mình đã nói ở trên, và thả trôi bịch cá đã mở trên mặt hồ, điều này giúp chúng có thể làm quen dần với môi trường mới. Sau 15 phút, bạn thả từ từ cá vào bể bằng cách lấy một chiếc ca múc cá sang bể. Lưu ý bạn không nên bỏ nước có sẵn trong bịch ban đầu vào bể vì nó rất dễ gây lây nhiễm vi khuẩn cho môi trường nước mới

Cá rất ưa bóng tối, vì thế  bạn nên tắt đèn hoặc giảm độ sáng trong ngôi nhà mới cho cá, thêm một chút cảnh quan trong bể. Điều đó giúp giảm stress và tăng độ thích nghi khi cá vừa bước vào nơi lạ lẫm.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao khi mua cá về, cá lại có màu nhạt hơn so với bình thường?

TL : Cá có màu nhạt hơn là hết sức bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Sau khi bạn thả cá vào bể, chúng ta cần có khoảng thời gian thích nghi với bể, lúc đó cá màu sẽ trở lại như ban đầu.

Sao mình tìm mua Chạch Culi rất khó, mình đã tìm hỏi rất nhiều tiệm?

TL: Chạch Culi không phổ biến, không phải nơi nào cũng bán, và không phải thời điểm nào cũng có cá để mua. Bởi vì Chạch Culi phải bắt theo mùa, thường thì từ tháng 8 đến tháng 12. Thời điểm này đang rất thích hợp để bạn chọn cho mình một em cá siêu đáng yêu. Bạn vui lòng liên hệ Wikiaquatic để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

5/5 - (5 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Bình luận