Trào lưu nuôi cá cảnh ở Việt Nam đang nở rộ. Nhiều người chơi cá vừa giúp đẹp về thẩm mỹ, vừa mang lại phong thủy tốt. Cá Chép Cảnh là một trong những loài cá cảnh mà nhiều người biết đến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những điều thú vị về chúng. Cách nuôi cá chép cảnh sao cho cá khỏe mạnh, cơ thể căng tròn mạnh khỏe, màu cá tươi sáng rạng rỡ. Hãy cùng WikiAquatic tìm hiểu những điều thú vị đó.
Giới thiệu chung về cá chép cảnh
Cá chép cảnh sống trong môi trường nước ngọt. Chúng vẫn thuộc họ nhà cá chép nên sức sống cao, dễ nuôi, linh hoạt, sống thành bầy. Chép là loài cá có kích thước xếp vào loại trung bình, còn trong cá cảnh có thể nói là loài lớn. Đầu cá hình vòng cung, thân như con thoi, dẹp. Miệng cá chép rộng, có 2 râu dài, môi và hàm dưới dày.
Thân cá dài, vảy dạng tròn nhiều kích thước khác nhau. Cá chép cảnh không có dạ dày, thức ăn được đưa trực tiếp từ miệng xuống ruột và tiêu hóa tại đây.
Dân gian Việt Nam còn lưu truyền một sự tích về “Cá chép hóa rồng”. Thời xa xưa, truyện kể rằng có một con sông tên Hoàng Hà. Con sông này uống lượn, khúc khuỷu, nước chảy siết dư dội, lòng sông rộng. Cuối dòng sông có ngọn núi to hùng vĩ được gọi với cái tên Long Môn (Cửu Long). Tương truyền rằng bất kỳ loài cá nào có thể bơi đến cuối dòng sông và nhảy qua Long Môn có thể thăng thiên hóa rồng. Vô số loài cá đã thử sức nhưng rồi bỏ mạng tại dòng sông. Và rồi sau một thời gian tu luyện vất vả, trầy vi tróc vẩy, thất bại nhưng không bỏ cuộc, cá chép đã qua được Long Môn và bay lên trời hóa rồng.
Vì vậy người dân Việt quan niệm cá chép vàng là loài cá tiên sống trên trời. Cá chép vàng còn giúp Ông Công Ông Táo từ trần gian lên Thiên Đình vào mỗi dịp 23 tháng Chạp.
Phân loại cá chép cảnh
Là họ nhà cá vàng và có khả năng lai tạo với nhau, cá chép đã được lai tạo và tạo ra cá chép cảnh. Cũng từ đó mà nhiều loài cá chép cảnh ngày càng được lai tạo ra. Chúng ta cùng tìm hiểu về 6 loại chính và cũng là những loài được yêu thích nhất.
Cá chép trắng
Đặc điểm nổi bật nhất của loài này so với những cá chép khác là màu trắng toàn thân từ vây, vẩy, bụng. Màu trắng rất đặc trưng, nhìn như màu bạc. Kích thước cá chép trắng có chút nhỏ hơn so với cá chép thường.
Cá chép đỏ
Với màu đỏ đặc trưng, cá chép đỏ rất dễ nhận ra khi bơi trong bể hoặc ở ao hồ. Vảy đỏ hơi ngả vàng, vây đỏ thẫm, đậm. Kích thước thì nhỏ hơn hẳn so với các cá chép khác. Cá chép đỏ thường được mua và thả phóng sinh trong ngày 23 tháng Chạp. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, vì thế cá chép đỏ thường được mua và phóng sinh vào ngày 23 tháng Chạp. Chúng sẽ đưa Ông Công Ông Táo về trời và mang lại may mắn cho người phóng sinh.
Cá chép đuôi phụng
Chép đuôi phụng còn được gọi với những cái tên khác nữa: cá vẩy rồng, cá chép đuôi dài, chép đuôi bướm. Hai bên thân của chúng có bộ vảy cứng, to, nhìn như vảy rồng. Vây dài, rộng, mềm mại như lụa vải. Độ rộng của vây nếu trải ra nhìn như cánh bướm. Khi bơi trong nước, những bộ vây đó uốn lượn như tấm lụa mềm đang bay trong gió.
Cá chép sư tử
Thân ngắn, bụng hơi phình to, vảy bóng sáng, vây rộng dài. Phần lớn chép sư tử có màu trắng toàn thân. Chúng rất thích hợp nuôi ở bể trong suốt để thấy rõ vẻ lấp lánh.
Cá chép vàng
Cũng như cá chép trắng với toàn thân cùng 1 màu. Cá chép vàng có màu vàng đậm như đang khoác trên mình một lớp áo bằng vàng.
Cá Koi
Cá koi hay còn gọi là cá chép Nhật. Đặc điểm nổi bật là chúng có màu sắc vảy rất đa dạng. Trên thân của một cá thể cá đã có nhiều màu hòa quyện vào màu. Với màu sắc đa dạng như vậy, nhìn chúng từ trên cao sẽ thấy đẹp hơn khi nhìn ngang, vì thế cá Koi thích hợp nuôi ở ao, hồ.
Cách nuôi cá chép cảnh
Chép cảnh có sức sống mãnh liệt, linh hoạt, dễ nuôi. Tuy nhiên cách nuôi cá chép cảnh hợp lý giúp chúng phát triển tốt, lên màu đẹp và bạn cần chú ý một số lưu ý sau.
1. Môi trường
Cá chép cảnh khá to và chúng thích được bơi lội thoải mái nên không phổ biến nuôi trong bể kính. Nếu bạn muốn nuôi cá chép cảnh trong bể nên thiết kế một bể đủ lớn, và lớp thành của bể nên dày hơn khi nuôi cá cảnh khác.
Chúng sống theo bầy nên nuôi ít nhất từ 5 con cho một bầy. Cá chép tập tính hiền lành, có thể nuôi chung với những loài cá khác.
Chép cảnh ưa nước ngọt, độ mạn của nước không được quá 6%. Độ PH giao động từ 6-7. Hàm lượng oxy khoảng 2,5mg/l. Giữ nhiệt độ nước mát, nhiệt độ nên từ 20-27 độ C.
2. Thức ăn cho cá chép
Cá chép ăn tạp, thức ăn cho chúng khá đa dạng. Trong tự nhiên nó ăn một số loài động vật, sâu bọ mà vừa miệng. Một số loài động vật như bo bo, giun, sâu bọ, tôm tép,… Thực vật như tảo, rong rêu, bèo,…
Tuy nhiên cũng tùy vào từng giai đoạn mà lượng hay độ đa dạng thức ăn cũng khác nhau:
Dưới 15 ngày tuổi: chúng thích ăn bo bo, vi sinh vật nhỏ, lòng đỏ trứng luộc chín.
Từ 15 đến 1 tháng tuổi: thời kì nên được tăng cường dưỡng chất. Nên cho cá làm quen với ăn các sinh vật sống ở đáy, quen với ăn lăn quăn, trùn chỉ.
Trên 1 tháng tuổi: độ tuổi này cá bắt đầu có thể ăn được nhiều dạng thức ăn. Nó có thể ăn trai, ốc, giun, ấy trùng,… một số thức ăn dạng viên, cám, lúa lép, bã đậu,…
Tránh việc cho thức ăn quá nhiều vừa khiến ô nhiễm nguồn nước, vừa khiến cá thừa mỡ. Lượng thức ăn nên từ 5-7% so với trọng lượng của đàn cá. Hàm lượng đạm từ 35% đến 40%.
3. Lưu ý khi cá chép cảnh sinh sản
Cá chép cảnh sinh sản quanh năm. Chúng không có mùa sinh sản, không tuân theo mùa nhất định nào. Có một tập tính hơi khác lạ là cá chép ăn trứng sau khi đẻ. Trong thời gian này, người nuôi cần thả thêm lục bình vào để giảm bớt việc cá ăn trứng. Dinh dưỡng cũng cần được chú ý để cá không bị thiếu chất khi sinh sản. Nguồn nước phải được đảm bảo sạch sẽ hơn để cá sinh sản tốt hơn.
4. Cách phòng bệnh cho cá
Cũng như những loài cá khác, cá chép cũng mắc một số bệnh phổ biến: đóm trắng, mốc nước, nấm miệng, nấm thân,… Triệu chứng dễ nhận thấy khi cá bị bệnh: đốm trắng ở thân, phai màu, rụng vảy, nở môi,…
Để ngăn ngừa và phòng bệnh, cách tốt nhất là giữ sạch sẽ cho môi trường sống của cá. Thường xuyên thay nước, không để những loại nước hóa chất, nước bẩn đổ vào nước.
Cho uống thuốc tẩy giun, vitamin,… bổ xung một số chất nếu cần bằng cách trộn với viên thức ăn. Khi phát hiện có cá bị bệnh, lập tức tách cá khỏi đàn, nuôi thả riêng và chữa khỏi cá thể đó.
Giá cá chép cảnh trên thị trường
Giá cá tùy thuộc vào giống loài, độ lớn, màu sắc,… mà 1 chú cá có thể được định giá cao hay thấp.
bảng giá dưới đây được tính vào thời điểm viết bài, giá có thể thay đổi theo thời gian.
Cá thể con | Cá thể trưởng thành | |
1️⃣ Cá chép vàng, trắng, đỏ | 15.000đ-20.000đ/con | 120.000đ-150.000đ/kg |
2️⃣ Cá chép sư tử | 150.000đ-200.000đ/con | 400.000đ-500.000đ/con |
3️⃣ Cá chép đuôi phụng | 200.000đ/con | 600.000đ/con |
4️⃣ Cá koi Goshiki | 100.000đ/con | 1.900.000đ/con |
Lời kết
Bạn đã biết thêm về một loài cá chép cảnh phổ biến trong giới chơi cá cảnh. Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức về cá cảnh, cây thủy sinh, bể cá,… hãy ghé thăm WikiAquatic.com để tìm hiểu thêm về nhiều lĩnh vực liên quan.
Câu hỏi thường gặp về cách nuôi cá chép cảnh
Có thể nuôi được chúng ở bể cá, tuy nhiên bể phải to, dung tích tối thiểu 600 lít nước. Nhưng để nuôi lý tưởng thì nên nuôi cá ở ao, hồ cảnh vì cá chép là loài thích bơi lội.
Tuy thân hình to lớn nhưng cá chép cảnh khá hiền lành, có thể nuôi chúng cùng với những loài cá khác. Tuy nhiên không nên nuôi cùng những loài hung hăng, dễ tấn công cá chép, gây nguy hiểm, tổn hại cá.
Một số bệnh phổ biến mà cá chép cảnh có thể bị mắc phải như: đốm trắng, mốc nước, nấm thân, nấm miệng. Biểu hiện khi cá bị bệnh khá rõ ràng như: đốm trắng ở thân, màu cá nhạt đi, rụng vảy, nở miệng.
Khi cá có một trong những dấu hiệu sau thì bạn cần chý ý và tách cá ra khỏi bầy cho đến khi khỏi bệnh