Cá phát tài. Cách nuôi và chăm sóc phát tài đầy đủ nhất

Nuôi và chăm sóc cá Phát tài

Đăng bởi CTV CTV

Nhắc đến cá Phát tài chắc hẳn ai cũng từng nghe qua. Nói đến tầm nổi tiếng thì cá phát tài cũng không hề kém các loài khác. Chúng vừa có giá trị tạo phong cảnh, lại vừa mang ý nghĩa phong thủy. Tên của chúng  nói lên tất cả, phát tài mang tài lộc, hút thịnh vượng về cho gia chủ. Nhưng cá phát tài có bao nhiêu loại? Cách nuôi và chăm sóc cá phát tài thế nào là tốt nhất?  Hãy cùng Wikiaquatic tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Cá phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Cá phát tài

Giới thiệu về cá phát tài

Cá phát tài thuộc chi cá Tai Tượng, có tên khoa học là Osphronemus goramy. Chúng có nguồn gốc từ  Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonexia,  Lào, Campuchia,…là loài khá dữ, chúng là loài ăn thịt nên rất khó nuôi chung với loài khác. Người ta thường nuôi chúng để làm cảnh, nhưng có một điều không ngờ tới cá phát tài còn được nuôi để lấy thịt.

Cá phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài

Đặc điểm của cá phát tài

Chiều dài<= 70cm
Ánh sángVừa
Nhiệt độ20-30 độ C
pH6,5-8,0
Thức ănĂn thịt
Sinh sảnĐẻ trứng
Thể tích bể>=400ml
Tầng nướcMọi tầng nước

Cá phát tài có một chiếc đầu khá nhỏ so với thân hình to lớn của chúng. Loài này có thể nặng tới 10kg, và có thể sống tận 20 năm. Chúng có miệng rộng, môi dày và trề ra phía trước.  Vây lưng dài, càng kéo về dưới đuôi càng xòe rộng giống hình cái quạt rất đẹp mắt. Vây ngực mảnh như râu rồng khiến ai nhìn cũng thích thú. Vây đuôi tròn hoặc tù

Cá phát tài có mắt lồi, được bao quanh bởi lớp vảy cứng màu hồng hoặc ánh bạc

Cá phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài

Cá phát tài đẻ trứng trong tổ được tạo bởi nước bọt của chúng với thủy  thực vật.  Cá cái đẻ trứng và nhường quyền chăm sóc trứng và con lại cho cá đực

Phân loại cá phát tài

Cá phát tài chia làm 4 loại: cá phát tài đỏ, cá phát tài trắng, cá phát tài vàng, và cá phát tài da beo

Cá phát tài đỏ (hồng kỳ phát tài)

Điểm nổi bật nhất của cá phát tài đỏ là dải vây lung, dải vây đuôi và dải vây hậu môn có màu đỏ. Khi có ánh sáng chiếu vào nhìn rất lung linh đẹp mắt. Chính vì điểm đắt giá này mà giá thành của chúng đắt nhất trong các loại cá phát tài. Hơn nữa loại này rất quý hiếm và khó tìm

Cá phát tài đỏ (hồng kỳ phát tài). Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Cá phát tài đỏ (hồng kỳ phát tài)

Cá phát tài trắng

Cá phát tài trắng có màu trắng ngọc trai sang trọng, phần đầu và vây đuôi có phớt hồng nhẹ. Là loại rất phù hợp với mệnh Kim và mệnh Thủy nên chúng luôn được săn đón.

 Cá phát tài trắng. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Cá phát tài trắng

Cá phát tài vàng

Nghe đến vàng là nghĩ tới sự cao sang quyền quý. Cá phát tài vàng – cái tên chứa đựng phong thủy tiền tài, thịnh vượng. Đây chính là điểm nổi bật khiến nhà nhà, người người muốn sở hữu. Nhìn mặt chúng dữ tợn nhất trong 4 loại. điều này càng chứng tỏ sự uy phong của gia chủ.

Cá phát tài vàng. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Cá phát tài vàng

Cá phát tài da beo

Cá phát tài da beo có 2 màu chủ đạo chính là đen và đỏ. Màu đỏ kết hợp khéo léo vằn trên lưng rất sặc sỡ và  lạ mắt. Chính điểm này đã thu hút mọi ánh nhìn từ người nuôi. Nhiều người còn ví cá phát tài da beo sánh ngang với cá thần tiên và cá phượng hoàng. Thật là có sự ưu ái.

Cá phát tài da beo. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Cá phát tài da beo

Phân biệt cá phát tài đực và cá phát tài cái

ĐựcCái
Phần đầu gồ lênPhần đầu không gồ
Màu sắc nổi bậtMàu sắc kém nổi bật hơn (nếu cùng loại)
Vây trên bo nhọnVây trên bo tròn
Vây dưới nhọnVây dưới bo tròn
Cặp đôi cá phát tài đực cái. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Cặp đôi cá phát tài đực cái

Cách nuôi và chăm sóc phát tài

Bể nuôi

  • Chiều dài tối thiểu 150cm
  • Chiều rộng >= 60cm
  • Kính dày 10-12 ly do cá vùng vẫy gây áp lực cao cho kính. Nếu kính mỏng quá dễ gây vỡ
  • Có nắp đậy: tránh trường hợp cá mải chơi quá mà nhảy ra ngoài
  • Nước: pH=6-7; nhiệt độ 25-30 độ C; độ cứng: 5-25 dH
  • Hạn chế đặt đá và san hô trong bể, cá có thể bị trầy xước da
  • Nên thiết kế bộ lọc nước để cá luôn được sống trong môi trường sạch, tránh những bệnh không đáng có
  • Trồng những cây bám vào đá, không nên trồng loại có tán rộng. Cá phát tài có thể biến chúng thành bãi chiến trường.
bể nuôi cá phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Bể nuôi

Thức ăn

Cá phát tài là loài ăn tạp, chúng có thể ăn:

  • Cám, các thực phẩm cho cá bán tại các cửa hàng
  • Tôm, tép, ốc, thịt sống, côn trùng, thằn lằn loại nhỏ
  • Các loài cá nhỏ khác – nên lưu ý khi nuôi chung. Tránh trường hợp sáng hôm sau thức dậy ngỡ ngàng bật ngửa, không thấy mấy loại mới thả vào
  • Các loại rau củ quả như: rau diếp, táo, đu đủ, chuối, sắn, tảo,…
  • Các loại ấu trùng như: dế, châu chấu, cào cào, giun, trùn chỉ..
Thức ăn cho cá phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Nuôi và chăm sóc cá Phát tài

Cho cá ăn theo sự trưởng thành của chúng, một ngày nên cho chúng ăn từ 2-3 bữa, chia nhỏ đều theo sáng trưa chiều tối. Cá phát  tài khá ham ăn, bạn cho chúng ăn bao nhiêu chúng sẽ đớp bằng ấy. Vậy nên đừng hiểu lầm mà cho chúng ăn quá no, chúng có thể chết vì no chứ không chết vì đói. Hơn nữa lượng thức ăn bạn cho quá nhiều sẽ làm bể bẩn hơn, dễ ô nhiễm hơn.

Bạn cần cho chúng ăn dứt khoát, tránh va chạm giữa cá và bể, và cá này với cá khác. Điều này dẫn tới cá bị trầy xước.

Nhiều người cứ nhìn thấy cá lại muốn cho cá ăn, chính sự cho ăn bộc phát này lại ảnh hưởng đến cá. Chúng có thể bị khó tiêu hoặc thải cặn bã nhiều hơn. Vì vậy bạn cũng nên lưu ý điều này nhé

Sinh sản

Khoảng 6 tháng tuổi chúng bước vào thời kỳ sinh sản. Bạn nên tách con đực và con cái ra một bể riêng có đủ độ rộng giúp cá thoải mái

Con trống bắt đầu phun nước bọt làm tổ trong 8-10 ngày

Con cái đẻ trứng từ 1500-3000 quả. Vì chúng nhẹ nên trứng có thể nổi lên trên bề mặt nước. Khi ấy con đực biết nhiệm vụ của mình, nó bắt đầu ngậm tất cả trứng vào miệng rồi mang đặt vào tổ đã chuẩn bị sẵn.

Trứng cá bắt đầu nở sau 40h, cá trống bảo vệ cá cái trong 14 ngày. Tuy nhiên, lúc này cá trống rất hung hang để bảo vệ con, bạn nên tách cá cái riêng sau khi sinh sản. Tránh việc chúng làm tổn thương nhau

cá phát tài đực cái trong một bể. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
cá phát tài đực cái trong một bể

Lưu ý trong quá trình sinh sản bạn nên tạo nhiều kiện tốt nhất cho chúng: Nhiệt độ nước ở tầm 28 độ C, mực nước giảm sâu 20cm, và bể nuôi trứng phải để trong điều kiện tối.

Bệnh thường gặp và cách chữa trị trên cá phát tài

Bệnh thường gặp: nấm, lở loét, ký sinh trùng hoặc đường ruột

Biểu hiện:

+ Xuất hiện nhiều nốt đỏ, trắng trên cơ thể cá

+ Cá ăn ít hơn bình thường hoặc chán ăn, bỏ ăn

+ Cá bơi chậm chạp, lờ đờ, không nhanh nhẹn nhẹn như thường ngày

Cá phát tài bị bệnh. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Cá phát tài bị bệnh

Nguyên nhân:

+ Do nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng nước kém không đảm bảo. Người nuôi chưa kịp phát hiện hoặc lười thay nước

+ Do trước khi thả vào bể, bạn mua từ ngoài cửa hàng về chúng đã có dấu hiệu nhẹ mà bạn chưa phát hiện

+ Do một số loài cá khác trong bể bị nhiễm bệnh, chúng lây cho những loài khác trong bể

+ Do bạn mua loài cá khác ngoài cửa hàng đã nhiễm bệnh sẵn, khi bạn vô tình thả chúng vào bể, gây nên bệnh không mong muốn cho cá.

Khắc phục và điều trị:

+ Thường xuyên để ý nước trong bể, nếu có dấu hiệu lạ cần thay nước trong bể ngay. Nếu không, cứ 10-14 ngày bạn thay bể một lần, lượng nước để lại 30%, tránh làm cá bị sốc khi gặp môi trường mới. Nước bạn thay là nước máy thì cần phải để clo bay hơi hết

+ Khi mua những loại cá mới ở ngoài, hãy để ý thật kỹ về bệnh lý, những bệnh ngoài da của chúng trước khi cho vào bể

+ Nếu có loài khác bị nhiễm bệnh hoặc chết hãy vớt chúng ngay ra ngoài. Với trường hợp cá bị nhiễm bệnh bạn nên vớt ra bể khác để tiện chăm sóc đặc biệt, cũng như tránh việc chúng là nguồn lây cho các loại khác

+ Cho cá ăn vừa đủ, thức ăn phải sạch sẽ điều này giúp cá tránh bị đường ruột, bể cá bớt bị ô nhiễm

Cá phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài

Cá phát tài nuôi chung với cá nào? Cá phát tài mua ở đâu? Giá bao nhiêu? Cách chọn cá Phát tài

Cá phát tài nuôi chung với cá nào?

Vừa rồi chúng mình vừa giới thiệu về cách nuôi và chăm sóc phát tài, bây giờ hãy xem cá phát tài có thể nuôi chung với những loại cá nào nhé!

Cá phát tài là loài cá hung dữ và ăn thịt. Chính vì vậy bạn nên chọn loài có kích thước tương tự chúng để nuôi chung, tránh bị trúng bắt nạt.

Loài cá phù hợp nhất ở đây là cá rồng và cá tai tượng đuôi đỏ. Cả hai loài này đều rất đẹp, chúng sẽ làm bể cá của bạn thêm sinh động hơn. Nếu bạn nuôi 5 con thì chúng sẽ trở nên hiền dịu hơn.

Các loại cá nuôi chung với cá Phát tài, Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Các loại cá nuôi chung với cá Phát tài

Cá phát tài giá bao nhiêu?

Cá phát tài thương phẩm (bạn mang về chế biến món ăn): từ 80.000-165.000 đồng tùy con to nhỏ (bán theo cân)

Cá phát tài làm giống: có giá khá rẻ chỉ từ 20.000 đồng/con

Cá phát tài làm cảnh, có ngoại hình đẹp, kích thước vừa đủ: có giá rất cao, từ 1-5 triệu/con tùy loại

cá Phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài

Cá phát tài có hình xăm: loại này để làm cảnh rất bắt mắt, có giá vừa phải khoảng 200.000 đồng/con

Cá phát tài có hình xăm. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài
Cá phát tài có hình xăm

Cá phát tài mua ở đâu?

Bạn có thể mua cá phát tài ở hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc. Tuy nhiên không phải ở đâu cũng bán cá phát tài uy tín và chất lượng. Vì vậy bạn nên chọn mua ở một số thành phố lớn, tại cá cửa hàng thủy sinh lớn của Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh, Đà Nẵng. Hoặc một số cửa hàng bạn đã quen sẵn.

Cá phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài

Nếu chưa biết chọn ở đâu hãy liên hệ ngay với Wikiaquatic để chúng mình tư vấn cho bạn thêm nhé.

Ý nghĩa của cá Phát tài trong phong thủy

Không phải ngẫu nhiên người ta đặt cho chúng cái tên cá phát tài. Chính vì chúng có thể hút tài tộc, phú quý, thịnh vượng cho gia chủ thật sự, cá phát tài mới có thể được ưa chuộng cho đến tận ngày nay

Cá phát tài. Nuôi và chăm sóc cá Phát tài

Cá phát tài có một sự kết nối đặc biệt với chủ nhân, đối với loại được nuôi lâu có ngọc trên đầu, nếu chủ nhân ốm, cá phát tài cũng ốm theo. Biểu hiện của chúng là bơi chậm, lờ đờ và không muốn ăn uống.

Vậy còn chờ gì mà không sắm ngay một em phát tài về nuôi trong nhà nhỉ?

Xem thêm về cá ngân long, chạch culi, cá lông gà, cá pingpong, cá thần tiên cá bảy màu nếu bạn có nhu cầu nha

Lời kết

Trên đây là cách nuôi, chăm sóc, giá cả và địa điểm mua cá phát tài, rất mong rằng bài viết này có thể giúp các bạn nuôi chúng với điều kiện tốt nhất. Wikiaquatic chúng mình có bao nhiêu kiến thức về loài cá này lôi ra hết cho các bạn rồi này. Nếu có gì thắc mắc, các bạn cứ để lại câu hỏi hoặc sdt để chúng mình tư vấn giải đáp nhé!

5/5 - (4 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Bình luận