Bể cá thủy sinh mini có một cách gọi khác là hồ cá thủy sinh mini. Đúng như cái tên, bể này sẽ bao gồm cả cá cảnh và cả cây thủy sinh. Chúng vừa giúp làm đẹp về mặt thẩm mỹ, mà còn giúp cân bằng cuốc sống tốt hơn về mặt phong thủy. Nhiều người mới chơi cá cảnh thường nghĩ sẽ phải thuê chuyên gia về bể cá để có thể có một bể cá cho riêng mình. Những thực tế là việc xây dừng một bể cá cho riêng mình không khó đến như vậy, bạn hoàn toàn có thể tự làm cho mình mà không cần nhờ đến chuyên gia. Hãy cùng WikiAquatic tìm hiểu về cách làm bể cá thủy sinh mini nhé.
Đặc điểm chung
1️⃣ Tên gọi khác | 🔴 Hồ cá thủy sinh mini, bể cá mini để bàn. |
2️⃣ Màu sắc | 🔴 Trong suốt. |
3️⃣ Linh kiện | 🔴 Bể, cát, sỏi nhỏ, cây thủy sinh, đá. |
4️⃣ Chất liệu | 🔴 Mặt kính, viền gỗ, kệ gỗ. |
5️⃣ Phụ kiên | 🔴 Máy tạo oxy, đèn chiếu sáng, máy lọc nước, viền gỗ. |
6️⃣ Độ khó | 🔴 Trung bình. |
Phân loại Bể cá thủy sinh mini
Tùy thuộc vào từng sở thích của mỗi người, vào vị trí đặt bể mà chúng được chia ra nhiều loại khác nhau. Chúng ta sẽ đề cập đến 4 loại chính sau đây
1, Bể cá thủy sinh mini dạng hộp
Hình dáng của loại bể này là hình khối, được kết hợp bởi 5 mặt kính dày. Phía trên có thể có nắp hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của người nuôi. Dạng này rất phổ biến, bạn có thể mua ở bất kì cửa hàng bán bể cá nào. Bạn cũng có thể đặt kích thước theo mong muốn.
Nhiều tiện ích đã được tích hợp vào bể cá cảnh thủy sinh mini hơn. Chúng được thiết kế đèn chiếu, bộ lóc nước, khay để đồ, đồng hồ,… Nhưng giá cả sẽ đắt hơn khi được tích hợp các tiện ích.
Nhiều bể cá còn có viền gỗ, nhìn đẹp hơn, tao nhã, hài hòa giữ bể cá với cây thủy sinh trong bể.
2, Bể cá thủy sinh mini dạng cầu
Hình dáng giống như một quả cầu pha lê. Bể cá này thường nhỏ và chỉ nuôi từ 1 đến 3 con. Bể loại này có 2 dạng chính: đế bằng, treo. Loại đế bằng được thiết kế miệng tròn, ko có nắp, đế được làm phẳng, có thể đứng trực tiếp. Bể là một hình cầu và được treo vào giá đỡ.
3, Bể dạng đứng
Loại này thường có hình dáng như hình trụ, hình bầu dục, nhìn khá giống cốc uống nước cao. Chúng rất dễ mua, giá thành rẻ. Tuy nhiên chúng khó lắp đặt đèn, và nuôi được số lượng ít cá, vì thế không được nhiều người ưa chuộng.
4, Bể đúc
Bể đúc hình dáng đa dạng. Bể được đúc tạo hình theo yêu cầu của khách hàng. Các mặt bể được đúc trực tiếp từ thủy tinh, đóng khuôn và được ghép vào nhau tạo thành bể cá. Vì tính đa dạng nên bể đúc được nhiều người yêu thích và thiết kế theo nhiều cấu trúc khác nhau.
Cách làm bể cá thủy sinh mini
Chọn hình dáng phù hợp
Nhu cầu của mỗi người khác nhau, cũng như vị trí đặt bể cá là khác nhau. Có người để ở bàn làm việc, có người để ở kệ tivi, để ở bàn tiếp khách. Vị trí đặt bể cá rất quan trọng để chọn hình dáng, kiểu cách. Ví dụ ở góc bàn làm việc có thể để bể hình trụ, bể hình cầu. Nếu đặt ở bàn tiếp khác, hoặc kệ tivi có thể đặt bể dáng hộp vững chắc hơn.
Setup bể cá
Sau khi đã chọn được hình dáng phù hợp, tiếp theo là cách bố trí bể ra sao để nuôi được cá, cây.
Đáy bể trải một lớp cát, sỏi hoặc đá nhỏ. Điều đó tạo môi trường sống giống môi trường tự nhiên và giúp giảm ô nhiễm nước. Đặt thêm đá to, cây thủy sinh có thể bám trên đá hoặc trồng trên lớp sỏi đá nhỏ. Chúng tạo thẩm mỹ cho bể cá bắt mắt, sặc sỡ. Vi sinh vật có thể tồn tại ở đá cung cấp thức ăn tự nhiên cho cá.
Mức nước đổ đầy đến miệng bể, cách thành miệng bể khoảng 5cm. Nhiệt độ của nước tùy thuộc vào từng loại cá, thủy sinh khác nhau mà để nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình khoảng từ 20-27 độ C. Bạn cũng có thể lắp thêm đèn giúp ánh sáng đẹp hơn. Bộ lọc nước giúp nguồn nước sạch sẽ, tránh các loại bệnh cho cá.
Thả cá vào bể
Nhiều bạn mới sẽ nghĩ ngay sau khi bể cá hoàn thiện sẽ thả cá ngay vào bể, tuy nhiên điều đó là không nên. Bạn hay để bể thủy sinh hoạt động sau 24 tiếng rồi mới thả vài chú cá vào. Việc thả nhiều cùng lúc có thể làm cá sợ, hệ thủy sinh hoạt động không ổn định.
Khi mới hoạt động, hệ thủy sinh chưa có hệ thống vi sinh, cá sẽ chưa quen và dễ bơi hôn loạn. Một hệ thủy sinh thường sẽ mất khoảng 30 ngày để có môi trường lý tưởng cho cá và cây thủy sinh sống tốt. Trong 30 ngày đầu đó, cho cá ăn mỗi ngày nhưng tránh cho quá nhiều sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
Một số loài cá cho bể cá thủy sinh mini
Sau khi biết cách làm bể cá thủy sinh mini rồi thì bạn cần có cá để hoàn thiện bể cá. Với mục đích thiết kế bể kích thước nhỏ trang trí không gian khiêm tốn thì bạn cần mua những loại cá nhỏ.
Cá bảy màu full gold
Cá 7 màu full gold kích thước từ 2-6cm, có màu vầng toàn than. Chúng là loài cá cảnh phổ biến, được nhân giống, bán rộng rãi ở Việt Nam. Với màu vàng toàn than, loài cá này mang biết tượng giàu sang, phú quý.
Cá xecan
Loài cá này sống lâu trung bình 5 năm. Kích thước nhỏ hơn 5 cm khi sống ở môi trường nuôi bể. Màu chủ đạo là màu vàng với 4 dòng kẻ đen dọc theo than cá. Sức sống của cá cao, dễ nuôi, ít mắc bệnh hơn các loài cá cảnh khác. Giá loài cá này trên thị trường khá rẻ, dao động từ 10000đ đến 40000đ.
Lời kết
Trên đây là bài viết về bể cá thủy sinh mini, về hình dáng, kiểu cách, cách xây dựng một bể cá mini. Bài viết còn giới thiệu một vài loại cá phù hợp để nuôi trong bể cá mini, và phù hợp với những người mới chơi cá cảnh. Bạn có thể tham khảo them về nhiều loài cây thủy sinh tại WikiAquatic.com.
Câu hỏi thường gặp về cách làm bể cá thủy sinh mini
Những linh kiện chính cần để có một bể cá là bể cá, cát, sỏi nhỏ để trải ở đáy, cây thủy sinh, đá to cân đối với bể để tạo điều kiện cho cây thủy sinh bám vào. Một số phụ kiện khác như: đèn sáng, máy lọc nước, mày tạo oxy, kệ.
Vì là bể kích thước nhỏ nên phù hợp để nuôi cá nhỏ. Một số loài cá nhỏ, đẹp, nhiều màu sắc như: cá 7 màu, cá xecan, cá thần tiên, cá ping pong.
Bể cá mang lại nhiều ý nghĩa cho người chơi. Đầu tiên dễ nhìn thấy nhất là về mặt thẩm mỹ, giúp không gian sinh động hơn. Nó còn ý nghĩa phong thủy, mang tài lộc cho người chơi.