Thực vật thủy sinh là gì, các cấp độ của thực vật thủy sinh

Đăng bởi Sơn Vst

Những ai chơi bể thủy sinh đều muốn tạo cho mình 1 bể thủy sinh thật đẹp. Một bể thủy sinh nhiều thực vật thủy sinh. Vậy thực vật thủy sinh có kết cấu như nào? Những loài nào thích hợp để tạo nên 1 bể thủy sinh độc đáo? Bao lâu thì nên thay bể thủy sinh, bao lâu thì nên thay cấu trúc cây bể thủy sinh. Hãy để wikiaquatic hướng dẫn bạn chi tiết trong bài viết này.

be-thuy-sinh
Thực vật thủy sinh

Những điều cần biết về thực vật thủy sinh

Thực vật thủy sinh (hay còn gọi là thực vật sống dưới nước) là thực vật thích ứng với việc sống trong môi trường nước (nước mặn và nước ngọt). Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước (các loài tảo biển), một phần trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn.

Các loài senhoa súng thích ứng với môi trường ngập nước với phần lá nổi trên mặt nước.Một số loài thực vật thủy sinh có hai hình thái lá đó chính là “lá cạn” hay lá mọc bên trên mặt nước và hình thức “lá nước” là dạng lá mọc hoàn toàn ở dưới nước.

Các nhân tố chính kiểm soát sự phân tán của thực vật thủy sinh là độ sâu và chu kỳ lũ. Tuy nhiên, các nhân tố khác cũng có thể được xem là kiểm soát sự phân tán và phát triển của chúng như chất dinh dưỡng, độ mặn và dao động sóng nước.”

theo wikipedia

Đặc điểm của thực vật thủy sinh

Các loại cây thủy sinh đa số sống thuần dưới nước. Số ít còn lại là các loài thủy sinh bán cạn. Các loài thực vật thủy sinh sống chủ yếu nhờ các chất dinh dưỡng từ trong nước.
Chúng không có lông hút, chúng hấp thụ nước qua các tế bào biểu bì.
Những cây bán cạn phần thân trên cạn hình thành những xúc tu. Hay còn gọi là lông để có thể tiếp xúc với mặt đất để có thể hấp thu nước.
Những cây dưới nươc do lượng nước ngoài môi trường nhiều nên không cần hình thành lông để có thể hấp thu nước.

thuc-vat-thuy-sinh-hoa-sen

Phân loại các loại thực vật thủy sinh

Thực vật thủy sinh phân chia theo các cấp độ

Cây cấp độ 1 (dễ trồng):

  • cây dễ sống, dễ sinh trưởng, phát triển được trong bể thủy sinh ít ánh sáng
  • k cần bơm CO2 tuy nhiên vẫn khuyến khích bơm CO2 để cây sinh trưởng và cân bằng Oxy
  • không cần dành nhiều thời gian chăm sóc
  • Ít cần cấp dưỡng bởi dưỡng chất được lấy từ đất nền hoặc phân nước.
  • Các dòng thủy sinh tiêu biểu: cỏ thìa, các loại rong, rêu thủy sinh, …

Cây cấp độ 2 (tương đối dễ trồng):

  • những loại này cần ít nhất 5w/l nước độ sáng để có thể phát triển
  • cung cấp CO2 thường xuyên để đảm bảo cây sinh trưởng và cân bằng oxy
  • mỗi tuần dành ít nhất 30′ đến 1h để chăm sóc bể thủy sinh
  • Bể phải có đất nền và phân nước
  • Các dòng thủy sinh tiêu biểu: rau má hương, cỏ bợ, cỏ đỏ, cây dòng cây ráy, …

Cây cấp độ 3 (khó trồng):

  • Cây khó sống, cần nhiều ánh sáng để quang hợp
  • Bơm CO2 liên tục để sinh trưởng và cân bằng Oxy
  • Mỗi tuần dành ít nhất 1-2 giờ chăm sóc bể thủy sinh
  • Đất nền, phân nước và thêm các chất dinh dương cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho cây, để cây mới có thể sinh trưởng tốt
  • nhiệt độ luôn phải ổn định, dao động từ 23-25 độ C
  • Các dòng thủy sinh tiêu biểu: vảy ốc, Trân châu nhật, cỏ giấy, đại hồng huyết, trân châu cuba

Phân loại theo môi trường sống

  • Điều kiện nước: thực vật nước mặn, thực vật nước ngọt
  • Vị trí sinh trưởng: thủy sinh bán cạn, thủy sinh trong nước

Thực vật thủy sinh và cách chăm sóc

Các loại thủy sinh nói chung về cách chăm sóc đều giống nhau, khác ở chỗ mỗi loại thực vật ở các cấp độ thì chăm sóc khác nhau, còn cùng cấp độ thì cách chăm sóc giống nhau.

Ưu tiên các điều kiện về nước, ánh sáng, nhiệt độ

thuy-sinh-la-dai

Tìm mua các loại thủy sinh ở đâu uy tín

Về cơ bản các độc giả có thể tìm mua các loại thủy sinh ở các chợ bán đồ thủy sinh cũng như các điểm bán cây thủy sinh. Đặc điểm sinh trưởng các cây thủy sinh là ở các vùng đầm lầy, sông suối. Nên không khó để cho các độc giả ở gần các khu vực này tìm thấy ngoài tự nhiên.

Hoặc để đơn giản hơn các bạn có thể mua online tại các shop bán cây thủy sinh, đồ thủy sinh. Tuy nhiên giá thành sẽ cao và tỉ lệ cây bị dập trong quá trình vận chuyển là không thể tránh khỏi. Nhưng yếu tố đó là một phần nhỏ không ảnh hưởng quá lớn tới thú vui chơi bể thủy sinh của các bạn.

rong-bien-thuysinh

Lời kết

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc hết bài viết này. Với mong muốn tạo ra 1 môi trường cho người chơi thủy sinh có thật nhiều kiến thức. Wikiaquatic luôn luôn đón đầu các xu hướng về thực vật thủy sinh, mang tới bạn đọc góc nhìn chân thật nhất, những chia sẻ thông tin hữu ích nhất. Mọi thắc mắc quý độc giả có thể để lại dưới phần bình luận để được wikiaquatic giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Loại cây thủy sinh nào trong chung bể với cá cảnh được?

Hầu hết có thể nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh, bản chất 1 số loại cây thủy sinh còn làm thức ăn cho cá. Nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây thủy sinh. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo không gian sống cho cây và cá bằng cách cân bằng và phân bổ cây thủy sinh với cá. Như cắt tỉa cây phát triển nhiều, cây thối rữa.

Mật độ cây thủy sinh với tỉ lệ bể cảnh thủy sinh như thế nào là hợp lý?

Để bể cảnh được sinh động và bắt mắt, không thể tránh được việc phân bổ bố cục cây cho hợp lí. Tùy theo kích thước của bình mà có cách bố trí số lượng cây, số lượng loài. Trung bình theo kích thước mặt bằng bể cứ bể chia 5 phần thì sẽ dành 3 phần trồng cây thủy sinh. Số lượng cây-loài tăng theo kích thước bình.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Bình luận