Cây Huyết Tâm Lan (Alternanthera Reineckii): Cách trồng và chăm sóc

Đăng bởi Lưu Phong

Cây huyết tâm lan (Alternanthera Reineckii) là một loài thực vật thủy sinh tuyệt đẹp có nhiều màu sắc và phù hợp với bể cá nước ngọt nào. Loại cây tuyệt vời này được đánh giá cao nhờ tán lá màu đỏ đặc biệt, mọc thành cụm dày đặc dọc theo thân cây.

Có rất nhiều người cho rằng đây là loại cây thủy sinh dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, nhưng điều này là không hoàn toàn đúng. Loài cây này cần ánh sáng CO2 và bón phân tốt để duy trì màu sắc của cây. Nếu không được được chăm sóc tốt bằng cách các điều kiện trên, cây vẫn có thể sống được nhưng màu sắc của cây sẽ nhạt dần đi. Vì vậy, cây huyết tâm lan nay không phù hợp đối với người mới hoặc những bể cá cảnh nhỏ, ít diện tích.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách trồng cây thủy sinh huyết tâm lan, cũng như các mẹo để nhân giống loại cây này.

✅ Tên khoa họcAlternanthera reneckii
✅ Ánh sáng:Trung bình – Cao
✅ pH tối ưu6.0 – 7.0
✅ Gh tối ưu2 – 12
✅ Nhiệt độ tối ưu22 – 28°C
✅ Bón phânCần thiết
✅ CO2Cần thiết

Nguồn gốc về cái tên Alternanthera Reineckii

Tên Alternanthera xuất phát từ các từ tiếng Latin “Alternans”, có nghĩa là “Xen kẽ” và “Anthera”, có nghĩa là “Anther”,liên quan đến cằn cỗi.

John Isaac Briquet đặt tên loài này theo tên nhà thực vật học người Đức Eduard Martin Reineck (1869 – 1931).

Nguồn gốc về cái tên Alternanthera Reineckii
Cây Huyết Tâm Lan (Alternanthera Reineckii)

Phân bố của cây Huyết tâm lan

Cây huyết tâm lan là một cây thủy sinh nước ngọt, chúng được tìm thấy chủ yếu ở Nam Mỹ. Loài này có nguồn gốc từ Bolivia (Santa Cruz), Argentina (Buenos Aires, Chaco, Corrientes, Entre Rios, Formosa, Misiones, Salta, Santa Fe), miền nam Brazil (Parana, Rio Grande do Sul, Santa Catarina), Paraguay (Cordillera ), Uruguay (Artigas, Paysandu, Rivera, Salto, Treinta y Tres).

Ở Nam Mỹ, Alternanthera Reineckii thường được gọi là cây “Pequeña Hoja” (lá nhỏ).

Xem thêm về Cách trồng và chăm sóc Cỏ dùi trống

Môi trường sống trong tự nhiên

Cây huyết tâm lan có 2 dạng, đó là bán trên cạn và sống thủy sinh hẳn dưới nước. Loài cây này sống ở những vùng nước rất nông như đầm lầy, ao, hồ và các dòng suối chảy chậm.

Mô tả về hình dáng của cây

  • Tăng trưởng: Cây huyết tâm lan có thể được trồng trong bể paludarium hoặc bể cá thủy sinh. Cây có thể phát triển rất nhanh.
  • Thận: Thân của loài cây này có thể phát triển tới 5 – 30 cm.
  • Kích thước lá: Chúng có lá thon dài và rộng từ 3 – 8 cm, lá gắn trực tiếp vào thân, cuống lá ngắn và xếp thành từng cặp. Các cặp lá được sắp xếp vuông góc với nhau.
  • Màu sắc: Màu sắc của lá thường thay đổi, từ màu đỏ, hồng đến vàng. Tùy thuộc vào giống bạn mua về..
  • Hoa: Đây là loài thực vật có hoa khi trồng dưới nước. Những bồng hoa thường có màu trắng, màu hồng hoặc tím.
  • Rễ: Khi còn nhỏ rễ cây yếu, thường không bám chắc. Nhưng khi cây phát triển to, chúng có bộ rễ bám ổn định hơn.

Biến thể huyết tâm lan

Bạn có thể tìm mua được rất nhiều loại biến thể huyết tâm lan, chúng có màu sắc khác nhau như đỏ thẫm, đỏ tươi, tím và hồng, đỏ tím, màu xanh vàng. Những cây biến thể huyết tâm lan này thường có một sự khác biệt rất nhỏ. Nếu bạn yêu thích chúng và muốn trồng chúng trong bể thủy sinh, bạn có thể lựa chọn những loại cây có màu sắc nổi bật hơn, làm đa dạng màu sắc trong bể thủy sinh của bạn.

Yêu cầu về bể và thông số nước

Đây là loài cây rất đẹp, nếu được trồng trong một bể đáp ứng thông số, chúng sẽ sống rất tốt và có một màu sắc khiến bạn ngắm nhìn suốt.

Kích thước bể

Kích thước bể phụ thuộc vào biến thể từng loại huyết tâm lan. Chẳng hạn như, bạn có cây huyết tâm lan mini, bạn có thể trồng chúng trong những bể có diện tích nhỏ, không gian bé (khoảng 40 lít). Chính vì vậy, bạn cần xem xét bể của bạn, để lựa chọn cây thủy sinh sao cho phù hợp.

Kích thước bể phụ thuộc vào biến thể từng loại huyết tâm lan

Thông số nước

Nhiệt độ: Loại cây này rất nhạy cảm và không thể sống được ở những nơi có nhiệt độ thấp. Nhiệt độ lý tưởng cho loài cây này phát triển là 22 – 28°C. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 20°C, tốc độ tăng trưởng của cây sẽ chậm. Đồng thời, khi nhiệt độ trên 28°C lá của cây sẽ bị biến dang.

Độ pH: Cây huyết tâm lan ưa nước có tính axit nhẹ với độ pH từ 6,0 đến 7,0. Khi cây sống trong môi trường kiềm lá già và xấu đi nhanh hơn

Độ cứng nước: Độ cứng lý tưởng là từ 6 đến 12 GH. Nếu nước quá cứng cây thường rụng lá, thân mềm mụn.

Ánh sáng

Cây huyết tâm lan yêu câu mức ánh sáng mạnh (>40 PAR). Lượng ánh sáng này giúp cây có được một màu sắc đẹp và nổi bật.

Nếu bạn để chúng quá lâu ở nới có mức ánh sáng thấp và trung bình, cây sẽ thiếu ánh sáng dẫn tới cây nhạt màu và mất đi màu sắc của chúng. Vì vậy, nếu bạn trồng cây này ở nơi có ánh sáng yếu, bạn sẽ không thể giúp cây phát triển tốt được.

Cây huyết tâm lan cần 8-10 giờ cho chu kỳ quang hợp mỗi ngày.

Nên đọc thêm Chăm sóc và trồng Rong đuôi chồn như thế nào?

Chất nền

Cây huyết tâm lan có thể sống trong môi trường nước chủ yếu là nhờ bộ rễ. Chúng có bộ rê phát triển rất mạnh, chúng hút chất dinh dưỡng trong nước. Thậm chí, có những người chỉ trồng loài cây này lên sỏi hoặc cát. Nhưng bạn nên trồng chúng vào chất nền có dinh dưỡng cao.

Theo kinh nghiệm trồng cây, wikiaquatic được biết rằng khi trồng cây huyết tâm lan trên chất nên trơ, chúng sẽ phát triển một lượng rễ trên thân. Ngoài ra, chúng phát triển không được tốt. Giống như, loài cây này đang cố gắng tìm kiếm dinh dưỡng. Khi trồng cây huyết tâm lan trên trên đất giàu dinh dưỡng, cây sẽ phát triển tốt hơn. Đó là lý do tại sao, sử dụng chất nền giàu dinh dưỡng sẽ tốt hơn cho loại cây này.

Chất nền Cây huyết tâm lan
Chất nền Cây huyết tâm lan

C02 và phân bón

CO2: Có rất nhiều tranh cãi về vấn để sử dụng C02 cho cây huyết tâm lan, một số người đã trồng cây này thành công mà không sử dụng khi C02. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, thì tôi vẫn muốn sử dụng C02 để cải thiện về tình trạng của cây, giúp cây tăng trưởng nhanh hơn, có màu sắc và tươi tốt hơn. Bởi đây là loài cây cần C02, bởi vậy không có khí C02 cây sẽ phát triển chậm lại.

Phân bón: Cây huyết tâm lan nên được bón phân định kỳ. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, cây sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt màu sắc của cây sẽ nhạt dần. Bạn nên chọn phân bón Nitơ (N), Phốt pho (P), Kali (K) và Sắt (Fe). Không nên sử dụng quá nhiều phân bón, cây có thể sẽ chết.

Cách chăm sóc

Cây huyết tâm lan là một loại cây khó chăm sóc, loài cây này cần những điều kiện để phát triển tốt nhất . Đó là lý do tại sao loại cây này, không phù hợp cho người mới. Bởi vì, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến việc cắt tỉa, ánh sáng, CO2 và chất dinh dưỡng.

Để giữ cho cây có màu sắc đẹp và cây phát triển tốt.

  • Thay nước thường xuyên, nên thay nước từ 30-40% trong bể . Nếu không thay nước cây có thể sẽ yếu dần và chết.
  • Kiểm tra thông số nước của bạn, những thay đổi thông số nước nên diễn ra từ từ.
  • Cung cấp nhiều ánh sáng với quang phổ đỏ/xanh cao hơn và bón thêm phân nền cho cây.

Tỉ lệ tăng trưởng

Bạn không nên mong đợi cây phát triển ngay lúc đầu, cây huyết tâm lan sẽ không phát triển cho đến khi rễ của chúng thích nghi được với môi trường nước mới, chúng sẽ cần một thời gian để cây có thể phát triển. Để giảm thiểu ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, nên hạn chế di chuyển cây càng nhiều càng tốt. Nếu cây không được chăm sóc trong điều kiện tốt chúng sẽ phát triển rất chậm.

Tỉ lệ tăng trưởng của cây huyết tâm lan
Tỉ lệ tăng trưởng của cây huyết tâm lan

Cắt tỉa

Khi cây quá cao trong bể, bạn nên cắt tỉa những cành này thấp xuống để phù hợp với bể. Bạn cũng không nên để chồi của cây huyết tâm lan mọc cao hơn mực nước trong bể, lá của cây có thể sẽ bị rụng. Những thân cây đã cắt tỉa có thể được sử dụng để trồng lại.

Cách trồng cây huyết tâm lan

Cây huyết tâm lan là một loại cây có thân dài (ngoại trừ loại mini), chúng thường được trồng dọc theo các cạnh của bể cá, ở tầng giữa.

Ngoài ra, không trồng các thân cây quá gần nhau, giữ chúng cách nhau 5 cm. Nếu trồng quá sát nhau loài cây này thường rụng lá.

Bạn có thể dùng nhíp nhẹ nhàng đặt thân cây cắm vào chất nền để tránh làm hỏng cây.

Nhân giống

Cây huyết tâm lan rất dễ nhân giống, Cây này có thể được nhân giống theo hai cách:

  • Tách chồi từ thân cây chính
  • Thông qua việc cắt cành

Chồi từ thân cây chính: Khi cây mọc chồi bên có rễ phát triển, chỉ cần tách thân mẹ ra khỏi thân con là đủ.

Giâm cành: Bằng cách cắt ngọn (cần có ít nhất 4 lá trên thân cây), cắm chúng vào phần nên để chúng kích thích ra rễ.

Xem thêm Cách trồng cây thủy sinh đại hồng huyết

Bệnh và những vấn đề khi trồng cây

Cây huyết tâm lan không thể hấp thụ kim loại nặng (chất gây ô nhiễm nước) trong nước. Theo trang aquariumbreeder đã đưa dẫn chứng Mức độ sống sót thấp nhất, chỉ đạt 26,67% khả năng sống sót. Giải pháp cho bạn là Kiểm tra chất lượng nước và sử dụng hệ thống RO.

Mất màu: Khi cây bị thay đổi màu sắc, chẳng hạn như chuyển sang màu vàng và/hoặc nhợt nhạt, điều đó cho thấy cây thiếu ánh sáng, CO2 và/hoặc thiếu chất dinh dưỡng, nitơ và sắt (Fe). Giải pháp là cải thiện hệ thống chiếu sáng và lọc nước, bón phân NPK.

Cây bị thối rữa: lá cây xuất hiên những lỗ hoặc đốm thối rữa. Điều này là do kết quả của việc thiếu chất dinh dưỡng, ánh sáng hoặc thay đổi độ pH. Giải pháp là nên loại bỏ những lá héo và cắt tỉa, chỉ để lại những thân xanh và lá khỏe, cải thiện ánh sáng, sử dụng lọc nước và bón thêm phân NPK.

Tảo: Cây huyết tâm lan rất dễ bị tảo tân công, đặc biệt nếu có quá nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng. Giải pháp để hạn chế tảo phát triển là bạn nên thay đổi cường độ ánh sáng, thay nước thường xuyên, đưa một số sinh vật có thể ăn tảo vào trong bể.

Rễ mọc ở trên: Cây huyết tâm lan có rất nhiều rễ mọc ở trên thân, việc nhìn vào nhưng rễ cây này sẽ khiến bể thủy sinh của bạn không được đẹp lắm. Giải pháp cho bạn là cắt bớt chúng đi hoặc trồng chúng phía sau những cây thủy sinh khác. Những rễ trên không thường mọc là do 3 nguyên nhân

  • Trồng trong chất nền trơ như cát hoặc sỏi
  • Khi cây ở nơi râm mát và không nhận đủ ánh sáng, đặc biệt những đoạn thân phía dưới
  • Khi thân cây phát triển theo chiều ngang mà không phải chiều dọc

Lợi ích của việc trồng cây huyết tâm lan

Nghệ thuật thiết kế bể thủy sinh (Aquascaping): Khi nói đến bố cục sắp xếp cây thủy sinh, cây huyết tâm lan là một lựa chọn tuyệt vời để tạo điểm nhấn và trang trí cho bể thủy sinh của bạn

Oxygenation: Giúp tạo ra oxy trong nước, cây huyết tâm lan có một đặc điểm khác biệt là tạo ra những bong bóng oxy bám trên ngọn cây, giúp tạo sống động cho cây.

Nơi ẩn náu cho các loài thủy sinh: Loài cây này cũng đóng vai trò là nơi ẩn náu quan trọng cho các loài cá nhỏ và động vật không xương sống.

Nơi tìm kiếm thức ăn: Hoạt động như một nơi chứa màng sinh học, là nguồn thức ăn đầu tiên cho cá bột và tôm con.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Bình luận