Cây thủy sinh thủy cúc, cách chăm sóc cây thủy cúc từ A-Z

Đăng bởi CTV CTV

Thủy cúc là loài cây thủy sinh rất được ưa chuộng, chúng nằm ở danh sách ưu tiên khi người nuôi có ý định trồng ở trong bể. Bởi Thủy Cúc là cây rất dễ chăm sóc, hơn nữa Thủy Cúc còn mang lại rất nhiều công dụng cho bể. Cùng Wikiaquar tìm hiểu về cách chăm sóc cây thủy cúc này nhé!

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Giới thiệu về cây Thủy Cúc

Tên khoa họcEchinodorus cordifolius
Xuất xứở các vùng đầm lầy ở miền nam châu á, Trang trại của Mỹ
Màu sắcXanh chuối
 LoạiCắt cắm
Mức độDễ trồng
Tăng trưởngNhanh
Chiều cao trong hồĐụng mặt nước hồ
Trồng cạnTrồng được
Vị tríHậu cảnh
Điều kiện nước74 – 82 º F, KH 3-8, pH 6,5 – 7,5

Thủy Cúc có tên khoa học là Echinodorus cordifolius, chúng có nguồn gốc từ miền tây Nam Á và thường sống ở những khu đầm lầy. Một loại cây xanh tươi nổi tiếng là dễ trồng. Nếu bạn có vô tình làm gãy một nhành lá, đừng lo lắng cứ cắm lá vào trong bể chúng sẽ tự phát triển thành lá nước.

Đặc điểm của Thủy Cúc

Cây Thủy Cúc có rất nhiều ưu điểm so với những cây hậu cảnh khác. Bởi chúng không đòi hỏi quá cao về mặt dinh dưỡng, môi trường nước và ánh sáng.

Đặc biệt, khi sống ở môi trường khác nhau Thủy Cúc lại tạo ra những hình dáng khác nhau. Điều này khiến bao người chơi bể cảnh thích thú. Ở trường hợp không đủ ánh sáng cho cây, lá của chúng có ít phần lông chim hơn. Bạn nuôi chúng trong môi trường nước lạnh lá sẽ nhỏ và xuất hiện thùy lá. Nếu bổ sung thêm CO2 thì lá của chúng xòe to rất bắt mắt.

Điều bất ngờ hơn nữa là Thủy Cúc còn có khả năng sống được ở trên cạn

Thủy Cúc sinh trưởng rất nhanh, phù hợp với pH từ 6,5-7,5; nhiệt độ nước là 74 – 82 º F. Hầu hết các loài cá đều sống ở điều kiện môi trường này, chính vì thế lựa chọn Thủy Cúc cho bể  của bạn là một quyết định sáng suốt.

Cách trồng và cách chăm sóc cây Thủy Cúc như thế nào?

Thủy Cúc là loài cây có thân hình “đồ sộ” nên rất thích hợp khi trồng ở bể lớn. Là loại cây dễ sống, chỉ cần cắt và cắm một phần thân có chứa lá của chúng xuống đáy bể, là chúng tự có khả năng sinh sôi nảy nở. Cách trồng cây thủy cúc thật dễ dàng đúng không nào?

Chúng là loài khá ưa sáng, phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao. Lưu ý không nên để ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

Một tuần bạn nên bổ sung dinh dưỡng  hoặc B1 cho cây một lần để cây phát triển tốt nhất

Cây có hiện tượng lá bị vàng úa, mép lá quăn, bạn yên tâm không sao cả, chúng chỉ đang thay lá mà thôi. Lúc này bạn cần dùng kéo cắt hết những đoạn lá màu vàng để tạo thẩm mỹ cho bể, tránh sự thối rữa sẽ làm bể bị ô nhiễm.

 Công dụng của Thủy Cúc

  • Là ứng cử viên sáng gía đối với hồ thủy sinh chứa nhiều hoặc đang thừa chất dinh dưỡng
  • Đóng vai trò là hậu cảnh trong bể thủy sinh
  • Trồng ở trên cạn, làm cây để bàn cho văn phòng làm việc của bạn
  • Giúp lọc nước, hấp thu những đồ thừa hoặc chất thải của cá làm nước trong hồ sạch hơn
  • Vì chúng chiếm khá nhiều chỗ nên không còn nơi trú ngụ của rêu tảo, bạn không cần mất nhiều thời gian để dọn dẹp
  • Là nơi ẩn trú của các loài cá trong bể
  • Giúp cảnh quan trong bể đẹp ở mức độ tầng cao mới

Ý nghĩa của cây Thủy Cúc

  • Là loài cây thanh nhã mang đến sự quý phái
  • Sự thịnh vượng
  • Sự may mắn
  • Niềm vui trong cuộc sống

Một số hình ảnh bể có chứa cây Thủy Cúc

Vừa rồi chúng mình vừa đưa ra cách trồng cây thủy cúc và những lưu ý về nó. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy comment ở dưới, chúng mình luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn nha!

Mai Huyền

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Bình luận